Ngày 10/7/2015, Trung tâm Bảo vệ thực vật (BVTV) phía Nam (Cục BVTV, Bộ NN&PTNT) phối hợp với Công ty CP BVTV An Giang tổ chức Hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện Chương trình “Cùng nông dân BVMT” giai đoạn 2012 - 2015 tại 22 tỉnh, thành phía Nam.
Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
Mức phí bảo vệ môi trường đối chất thải rắn được quy định tại Nghị định 164 về phí bảo vệ môi trường, đã hết hiệu lực vào ngày 15/07/2023 và được thay thế bởi Nghị định số 27/2023/NĐ-CP. Nghị định mới này cụ thể hóa mức thu phí bảo vệ môi trường cho các hoạt động khai thác khoáng sản như sau:
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô được quy định là 100.000 đồng mỗi tấn. Quy định này nhằm đảm bảo trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thiên nhiên và khí than hiện đang được quy định là 50 đồng/m³. Đối với khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô, hay còn gọi là khí đồng hành, mức thu phí được áp dụng là 35 đồng/m³.Đảm bảo việc bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tận thu khoáng sản được quy định theo các quy định pháp luật hiện hành về khoáng sản. Mức thu phí này tương đương 60% mức thu phí áp dụng cho loại khoáng sản tương ứng, theo Biểu khung mức thu phí được ban hành kèm theo Nghị định. Quy định này nhằm đảm bảo rằng hoạt động khai thác khoáng sản tận thu không chỉ tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường mà còn đóng góp vào nguồn tài chính cho công tác bảo vệ và phục hồi môi trường.
Để quy định cụ thể mức thu phí bảo vệ môi trường, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sẽ dựa trên nguyên tắc xác định mức thu phí được quy định trong Luật Phí và lệ phí, cũng như Biểu khung mức thu phí ban hành kèm theo Nghị định. Đồng thời, Hội đồng sẽ tham khảo mức thu phí của các địa phương có hoạt động khai thác khoáng sản tương tự. Trên cơ sở đó, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định mức thu và đơn vị tính phí bảo vệ môi trường cho từng loại khoáng sản tại địa phương, đảm bảo tính phù hợp với tình hình thực tế trong từng giai đoạn.
Chi cục Bảo vệ Môi trường, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Chi cục Bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Chi cục) là tổ chức hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Chi cục Bảo vệ môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Tài nguyên và Môi trường, đồng thời chấp hành sự kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Môi trường, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Nghiên cứu, xây dựng trình Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường để trình cấp có thẩm quyền dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, văn bản triển khai cơ chế, chính sách và pháp luật của nhà nước về môi trường phù hợp với điều kiện của tỉnh.
2. Trình Giám đốc Sở ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu Giám đốc Sở trình cấp có thẩm quyền ban hành chương trình, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm về lĩnh vực môi trường trên địa bàn tỉnh.
3. Tham mưu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về môi trường sau khi được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về môi trường.
b) Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.
c) Tổ chức thẩm định cấp, cấp lại, cấp đổi, điểu chỉnh giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh; tước quyền sử dụng giấy phép, thu hồi giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh; phối hợp kiểm tra, xác nhận hoàn thành toàn bộ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản khi tiến hành thủ tục đóng cửa mỏ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức thực hiện hoạt động đăng ký, công nhận, cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận về đa dạng sinh học thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh; thẩm định hồ sơ cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng, cho, thuê mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; thẩm định hồ sơ cấp giấy phép nuôi trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; tham mưu thẩm định cấp giấy phép môi trường theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
d) Tổ chức quản lý, điều tra, thống kê, kiểm soát nguồn thải, nguồn ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn theo quy định của pháp luật, gồm: hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc vận hành thử nghiệm công trình bảo vệ môi trường; tiếp nhận, quản lý số liệu quan trắc tự động liên tục đối với nguồn thải, nguồn ô nhiễm; kiểm tra, giám sát hoạt động quan trắc định kỳ đối với nguồn thải, nguồn ô nhiễm; theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn quản lý theo quy định.
đ) Tổ chức thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động thu hồi, xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; tham gia, hướng dẫn, kiểm tra việc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất và các hoạt động quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại khác trên địa bàn thuộc trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
e) Tổ chức điều tra, đánh giá, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án xử lý ô nhiễm, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.
g) Tổ chức xây dựng phương án bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học theo quy hoạch tỉnh; tổ chức điều tra, đánh giá, lập danh mục, dự án thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, cảnh quan sinh thái quan trọng, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; tổ chức biện pháp bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, bảo tồn nguồn gen các loài bản địa, loài có giá trị tại địa phương; quản lý, giám sát hoạt động tiếp cận nguồn gen và tri thức truyền thống gắn với nguồn gen theo quy định của pháp luật; kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; tổ chức kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo đa dạng sinh học, xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học; tổ chức thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học cấp tỉnh; lập hồ sơ đề cử công nhận và thực hiện chế độ quản lý các danh hiệu quốc tế về bảo tồn (khu Ramsar, vườn di sản của ASEAN, khu Dự trữ sinh quyển thế giới).
h) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; cải tạo phục hồi môi trường sau sự cố theo quy định của pháp luật.
i) Tổ chức xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường, thông tin về chất lượng môi trường, cảnh báo về ô nhiễm môi trường trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
k) Tổ chức xây dựng, quản lý dữ liệu, thông tin và xây dựng báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật; tham mưu tổ chức thực hiện các chỉ tiêu thống kê môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, đề án, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.
l) Tổ chức xác định thiệt hại đối với môi trường; yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
m) Tổng hợp nhu cầu kinh phí sử dụng nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường hàng năm của các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, gửi Sở Tài chính để cân đối trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường sau khi được phê duyệt theo quy định của pháp luật.
n) Tổ chức thẩm định thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo phân cấp, ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường của địa phương theo phân công và theo quy định của pháp luật.
o) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên huyện trên địa bàn tỉnh và công tác khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật.
p) Kiểm tra các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường.
4. Hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện; bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường đối với công chức Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, công chức chuyên môn cấp xã.
5. Quản lý tài chính, tài sản và cán bộ, công chức, lao động thuộc Chi cục theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giao và theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Chi cục gồm: Chi cục trưởng, không quá 02 (hai)
Phó Chi cục trưởng và công chức thuộc Chi cục
a) Chi cục trưởng là người đứng đầu Chi cục, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục.
b) Phó Chi cục trưởng giúp Chi cục trưởng thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể do Chi cục trưởng phân công, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công.
2. Biên chế: Biên chế công chức của Chi cục được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng số biên chế công chức của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chi cục theo đúng quy định của pháp luật. Bố trí, sắp xếp, sử dụng công chức và lao động hợp đồng phù hợp với vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt./.