Thêm bài hát vào playlist thành công
Sản phẩm sân khấu hoạt hình và sản xuất trực tiếp đến video
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về
Bản mẫu:Pyotr Ilyich Tchaikovsky
Qua các bài báo phản ánh tình trạng người lao động bị đưa sang Nga làm việc tại những xưởng may đen cùng những lời trần tình của đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 1 Hà Nội (HICCI), một độc giả (xin giấu tên) có kinh nghiệm 30 năm sống ở Nga đã chia sẻ những hiểu biết về thực chất những xưởng may này.
Tại Nga, những xưởng may trắng là các xưởng công khai, được cấp phép hoạt động và đảm bảo đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, về an toàn lao động, vệ sinh môi trường theo đúng tiêu chuẩn khắt khe cũng như các thủ tục hành chính của nhà nước Nga. Thường cơ sở vật chất nhà xưởng các xưởng trắng nằm trên mặt đất và được người Nga đứng tên làm chủ.
Trong khi đó, các xưởng đen thì ngược lại. Hàng trăm xưởng mọc nhan nhản ở vùng ngoại ô Matxcơva và chủ thường là người Việt. Không cần các thủ tục pháp lý, không đóng thuế, không đáp ứng các điều kiện luật yêu cầu và quan trọng nhất là không mất các khoản phí cao như xưởng trắng. Các xưởng đen thường nằm ở tầng hầm nằm chìm trong lòng đất, phổ biến là các tầng hầm vốn được xây để chứa máy phát điện dự phòng, hệ thống bơm nước, hơi đốt… Chủ người Việt thuê tầng hầm này cải tạo lại thành nơi ăn ở và làm việc cho công nhân. Mọi hoạt động trong đó không ai biết cả. Người lao động (NLĐ) không được ra ngoài. Ngoài chủ và nhân viên quản lý thì nội bất xuất, ngoại bất nhập. Cách đây khoảng ba năm, tại Matxcơva chỉ có một, hai xưởng trắng của người Việt. Đa số NLĐ từ Việt Nam sang đều làm việc tại các xưởng may đen.
Điều cơ bản nhất của các xưởng đen là chủ không phải mất một khoản tiền lớn cho nhân công về các thủ tục nhập cư, bảo hiểm y tế, thuế… Các xưởng đen không bắt buộc phải có một tỉ lệ công nhân địa phương như xưởng trắng mà hoàn toàn dùng nhân công từ Việt Nam sang với giá rẻ mạt, thậm chí quỵt cả tiền lương. Họ đi với visa du lịch. Visa lao động và visa du lịch là một trong những yếu tố quan trọng để phân biệt đi làm việc ở loại xưởng nào.
Bà Phạm Thị Nhị (xã An Ninh, Tiền Hải, Thái Bình): “Đêm qua con gái tôi gọi điện thoại về khóc bảo ăn uống kém quá nên đi tiểu ra máu, cháu bảo mẹ cố bán nốt cái nhà lo cho chúng con về. Hai đứa phải nộp 10.000 USD mới được về. Khi con đi lao động ở Vinastar, tôi đã phải bán một lô đất rồi”. Ảnh: HUY HOÀNG
Khi lao động đến Nga, chủ xưởng trắng phải làm các thủ tục nhập khẩu. Ngoài các giấy phép bắt buộc như chứng nhận sức khỏe, chứng nhận không tiền án tiền sự…, người chủ phải nộp tiền bảo hiểm, tiền hưu và thuế thu nhập với 30% mức lương tối thiểu trong một năm. Tổng cộng, một lao động từ Việt Nam sang, ngoài tiền lương, người chủ phải mất trung bình trên 2.000 USD/năm cho các chi phí thủ tục hành chính. Nếu tuyển 50 người thì con số ít nhất là 100.000 USD mỗi năm. Một con số quá lớn!
Đối phó với lao động phản kháng
Một bạn đọc khác ở Tuyên Quang từng có 15 năm buôn bán ở chợ Vòm, Matxcơva cho biết thêm về quy luật hoạt động của các xưởng đen. Khi NLĐ xuống sân bay thì cũng đồng nghĩa với bắt đầu mất quyền nhân thân. Người chủ sẽ lấy hộ chiếu, visa với lời giải thích là để làm thủ tục thường trú nhưng thực chất là cất luôn hộ chiếu, NLĐ hoàn toàn bị lệ thuộc vào chủ.
NLĐ sẽ được đưa đến xưởng, nằm xa khu dân cư, thường là ở những vùng nông thôn hoặc rừng cây vắng vẻ. Mọi ăn uống, sinh hoạt ngủ nghỉ và làm việc của công nhân sẽ tại đấy. Điều kiện sản xuất và sinh hoạt ở các xưởng đen này hết sức tồi tệ, thiếu an toàn và mất vệ sinh. Sau giờ làm việc, chủ khóa chặt cửa. NLĐ sống chen chúc trong xưởng hằng tháng liền không nhìn thấy ánh mặt trời. NLĐ khi đã sang Nga thì như “cá nằm trên thớt”, đành chấp nhận để sau này may ra có ít tiền gửi về quê nhà.
“Nhà nước Nga ở đâu mà để những xưởng này tồn tại?” - tôi hỏi. Bạn đọc này cười phá lên: “Nhà báo ngây thơ quá, undertable (dưới bàn) cả mà (ý anh nói chuyện biết điều phải quấy với các nhân viên chức năng ở Nga - PV). Nếu có nhóm NLĐ nào đó phản kháng, nếu ít người thì họ mắng chửi, đánh đập hoặc bỏ đói ít hôm để nhụt ý chí. Trường hợp có cả nhóm thường là cùng một quê thì họ tách ra từng tốp nhỏ lẻ, gửi đến các xưởng đen khác với lý do là đơn đặt hàng bị ít nên phải giảm lao động. NLĐ đi đến nơi mới điều kiện sống và lao động cũng y như cũ. Đây là cách “chia để trị”.
Bà Phạm Thị Hằng bật khóc khi biết con mình làm việc khổ cực quá. Ảnh: HUY HOÀNG
Cũng có khi họ chở một số công nhân - thường là những người cầm đầu và phản kháng tích cực nhất - nói là đến một địa điểm sản xuất mới nhưng họ lại chở đến một nơi hẻo lánh xa xưởng may cũ và bỏ công nhân lại đó mặc cho họ bơ vơ. May nhờ những người đồng hương Việt Nam cho làm những việc lặt vặt ở chợ Vòm hoặc những công trường xây dựng. Một số công nhân nữ trong hoàn cảnh đó đành bán mình vào các “khu đèn đỏ”. Kịch bản sau cùng là trường hợp xưởng đen này quá tai tiếng, người chủ âm thầm tẩu tán số máy móc đắt tiền, bán lao động cho các xưởng đen khác hoặc công ty xây dựng. Hoặc sẽ có một màn cảnh sát đi kiểm tra hành chính, trước đó họ báo cho NLĐ biết. “NLĐ không có giấy tờ hợp pháp nếu bị kiểm tra sẽ ở tù” và họ mở cửa cho NLĐ chạy tán loạn. Sau buổi kiểm tra, xưởng may coi như xóa tên, mặc cho công nhân vất vưởng bên ngoài.
Cũng một bạn đọc từng ở Nga lâu năm cung cấp thêm có một loại xưởng “nửa trắng, nửa đen”. Loại này có một bộ phận là “trắng” (nghĩa là đầy đủ các yêu cầu cho một xưởng hợp pháp) nằm đàng hoàng trên mặt đất có ban bệ đầy đủ. Nhưng phần lớn hơn là xưởng may đen nằm dưới tầng hầm hoặc ở nơi khác. Cả hai phần trắng đen đều sản xuất những loại sản phẩm giống nhau. Nếu có dư luận, kiểm tra hoặc phải trả lời cho báo chí, họ sẽ đưa đến xưởng trắng, thế là mọi việc diễn ra êm đẹp. “Họ làm như thế mới có ăn chứ xưởng trắng với một đống chi phí thì lợi nhuận còn được bao nhiêu” - bạn đọc này kết luận.
Lao động toàn người Việt đích thị là xưởng may đen
Các xí nghiệp trắng được cấp hạn ngạch tiếp nhận lao động nước ngoài không nhiều và họ rất ít tuyển dụng qua trung gian. Phần lớn doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam là những xí nghiệp may nhỏ với quy mô từ vài chục máy đến hàng trăm máy, hoạt động dưới hình thức là xí nghiệp may đen.
Chủ các xưởng này gần như 100% là người Việt. Họ mua lại giấy phép của doanh nghiệp Nga để hoạt động và được tuyển lao động hợp pháp. Theo quy định của Liên bang Nga, chỉ có những pháp nhân có chỉ tiêu mới được mời và nhận lao động đến làm việc. Tuy nhiên, những giấy phép mà chủ các xưởng may đen mua thường đã gần hết hạn. Khi doanh nghiệp Việt đưa lao động sang đến nơi thì cũng là lúc giấy phép hết hạn. Chính điều này đã dẫn đến cảnh NLĐ khi nhập cảnh vào Nga là hợp pháp nhưng khi đi về nơi lao động (người sử dụng lao động) thì đã trở thành không hợp pháp. Họ phải sống chui lủi và không được tiếp xúc với bên ngoài.
Thực tế, hiện nay doanh nghiệp đưa lao động sang Nga chủ yếu làm chui, bởi phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước ký hợp đồng với trung gian hoặc chủ sử dụng là người Việt tại Nga mà không cần khảo sát thực tế. Thậm chí sau khi đưa lao động sang Nga cũng không biết số lao động của mình sẽ vào làm việc cho xí nghiệp đen hay xí nghiệp trắng.
Ông NGUYỄN XUÂN VUI, Tổng Giám đốc Công ty Dịch vụ và Thương mại Hàng không, trả lời VnEconomy