Những năm qua, Việt Nam và Indonesia có mối quan hệ gắn bó, hợp tác và sự tương đồng về văn hoá. Chính phủ Indonesia luôn coi Việt Nam là đối tác có tầm quan trọng chiến lược ở khu vực và là tiêu điểm với những chính sách khuyến khích hợp tác, phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư… Do đó, tại thị trường Indonesia, sản phẩm của Việt Nam đã có được thương hiệu và có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối tác khác trong khu vực và thế giới.
Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc
Chủ nhật, 30/10/2022 11:26 (GMT+7)
Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Năm 2021, mặc dù bị những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, kim ngạch thương mại song phương vẫn đạt 165,8 tỷ USD, tăng 24,6% so năm 2020. Trong 9 tháng năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc trên 41 tỷ USD, ở chiều ngược lại, Trung Quốc cũng đã xuất khẩu sang Việt Nam trên 91 tỷ USD.
Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Campuchia
Trong những năm qua, hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Campuchia phát triển tích cực và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Kim ngạch thương mại song phương năm 2022 đạt 10,6 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2021 10 tháng năm 2023 đạt hơn 7 tỷ USD, trong đó, Việt Nam xuất khẩu 4,12 tỷ USD, nhập khẩu 2,98 tỷ USD.
Hà Nội (TTXVN 12/12/2023) Trong những năm qua, hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Campuchia phát triển tích cực và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Kim ngạch thương mại song phương năm 2022 đạt 10,6 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2021 10 tháng năm 2023 đạt hơn 7 tỷ USD, trong đó, Việt Nam xuất khẩu 4,12 tỷ USD, nhập khẩu 2,98 tỷ USD.
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, cập nhật đến tháng 9/2023)
Chỉ trong vòng 5 năm, từ năm 2016-2021, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Liên bang Nga đã tăng gấp đôi về trị giá, đạt 5,5 tỷ USD vào năm 2021, tương ứng tăng trưởng bình quân 15%/năm.
Trong thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam-Liên bang Nga đã đạt được những bước phát triển tích cực.
Chỉ trong vòng 5 năm, từ năm 2016-2021, kim ngạch thương mại song phương đã tăng gấp đôi về trị giá, đạt 5,5 tỷ USD vào năm 2021, tương ứng tăng trưởng bình quân 15%/năm.
Năm 2022, do tác động của nhiều yếu tố, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương bị ảnh hưởng đáng kể, đạt 3,55 tỷ USD.
Tính riêng 9 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 2,5 tỷ USD, bằng 66% của cả năm 2022./.
Kim ngạch thương mại hai nước đạt mốc 15 tỷ USD vào năm 2022 từ mức chỉ khoảng 200 triệu USD vào năm 2000. Kết quả này đưa Ấn Độ trở thành một trong 8 đối tác thương mại chính của Việt Nam.
Đại diện Bộ Công Thương cho biết kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ tăng trưởng tích cực trong những tháng vừa qua. Theo đó, trong 7 tháng vừa qua, kim ngạch song phương giữa hai nước đạt gần 8,67 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 5,37 tỷ USD, ghi nhận mức tăng trưởng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong cơ cấu xuất khẩu, nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện dẫn đầu với kim ngạch đạt 1,15 tỷ USD, tăng mạnh 102%, chiếm 21,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhóm mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng thứ hai với kim ngạch 945 triệu USD, chiếm 17,5% tỷ trọng. Tiếp theo là nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác với kim ngạch đạt 507 triệu USD, chiếm 9,4% tỷ trọng.
Đáng chú ý, một số nhóm ngành xuất khẩu khác của Việt Nam trong 7 tháng cũng có mức tăng trưởng rất mạnh, điển hình như: hạt tiêu tăng 87,5% (đạt 38,5 triệu USD), sản phẩm từ chất dẻo tăng 75%, gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 65,7%, thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 57,2%, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 56,6%, bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc tăng 55,3%, cao su tăng 42,9%, sản phẩm gốm sứ tăng 27%, hạt điều tăng 25,5%, nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 16,6%.
Cộng đồng doanh nghiệp hai nước được tạo điều kiện tham gia phiên kết nối giao thương trực tiếp để tìm kiếm đối tác mới và tăng cường mối quan hệ kinh doanh trong thời gian tới.
Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ trong giai đoạn này chỉ đạt 3,3 tỷ USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2023. Kim ngạch nhập khẩu từ Ấn Độ chỉ chiếm tỷ trọng 1,55% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam ghi nhận xuất siêu 2,06 tỷ USD với Ấn Độ trong 7 tháng đầu năm 2024, tăng mạnh 101,8% so với cùng kỳ năm trước.
Đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục giữ vai trò then chốt trong mối quan hệ song phương, với sự tăng trưởng bền vững suốt 26 năm qua. Kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia đã đạt mốc 15 tỷ USD vào năm 2022 từ mức chỉ khoảng 200 triệu USD vào năm 2000. Đưa Ấn Độ trở thành một trong tám đối tác thương mại chính của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nằm trong nhóm bốn quốc gia ASEAN có quan hệ thương mại chặt chẽ nhất với Ấn Độ. Tại Nam Á, Ấn Độ là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này.
Cơ cấu hàng hóa giữa Việt Nam và Ấn Độ được xem là có sự cân bằng và bổ sung lẫn nhau. Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu và thành phẩm thiết yếu cho Việt Nam, bao gồm sắt thép, hóa chất, dược phẩm, dệt may, thức ăn chăn nuôi và thủy sản. Ngược lại, Việt Nam tập trung xuất khẩu các sản phẩm như máy tính cá nhân, điện thoại di động và linh kiện, sắt thép, hóa chất, gỗ và sản phẩm từ gỗ, giày dép, gia vị, càphê, hồ tiêu... sang thị trường Ấn Độ.
Trước đó, trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đã đạt 14,36 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm 2022, chiếm hơn 2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam./.
Indonesia là một trong những đối tác kinh tế, thương mại hàng đầu khu vực của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều đứng thứ hai trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Với những tín hiệu lạc quan từ đầu năm 2024, kim ngạch thuơng mại Việt Nam - Indonesia được kỳ vọng sẽ được đẩy mạnh và đạt dấu mốc mới, nhất là trong bối cảnh hợp tác kinh tế thương mại được xác định là điểm sáng trong quan hệ hai nước.
Tận dụng cơ hội gia tăng thị phần xuất khẩu tại “xứ vạn đảo”
Việt Nam và Indonesia đều có tiếng nói chung trong việc tiếp tục thúc đẩy quan hệ Ðối tác chiến lược phát triển mạnh mẽ, toàn diện và vững chắc hơn nữa giữa hai quốc gia, nhất là trong quan hệ thương mại. Hiện Việt Nam đang nhập siêu từ Indonesia với cán cân nhập siêu khoảng 3,7 tỷ USD. Bên cạnh những cam kết hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước, nếu nắm rõ đặc điểm thị trường, thị hiếu tiêu dùng và tận dụng được những cơ hội, Việt Nam còn có thể gia tăng thị phần hàng hóa tại xứ sở vạn đảo này.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, thu nhập bình quân đầu người của Indonesia hiện ở mức 10.000 USD/người/năm và được dự báo sẽ tăng lên gấp đôi trong tương lai gần. Indonesia cũng được nhận định là nước đang phát triển với dân số trẻ lớn, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng ở Jakarta và các thành phố hạng hai khác… là những tiềm năng về một thị trường tiêu dùng rộng lớn. Đặc biệt, hệ thống siêu thị của Indonesia rất phát triển, đem lại cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thực phẩm có nguồn gốc động vật có chứng nhận Halal liên kết, liên doanh đưa hàng hóa vào tiêu thụ. Bên cạnh đó, hệ thống thương mại điện tử tại Indonesia cũng đang phát triển hết sức mạnh mẽ, tạo thuận lợi cho người dân mua sắm cũng là thị trường tiềm năng để thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam hướng tới. Đây thực sự là thị trường đầy tiềm năng cho các nhà xuất khẩu với các mặt hàng phong phú, nhất là các mặt hàng thực phẩm, đồ uống như: Trái cây tươi, nước ép trái cây, rau đã sơ chế, thực phẩm đồ ăn nhẹ, hải sản, thịt gia cầm, gia vị,…
Ngày 26/2/2024, Chính phủ Indonesia đã quyết định tăng hạn ngạch nhập khẩu gạo trong năm 2024 thêm 1,6 triệu tấn vì nguồn cung dự trữ trong nước không đủ. Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino trong năm 2023 khiến sản xuất gạo của nước này bị chậm lại vì thiếu nước canh tác (theo dự kiến, việc thu hoạch vụ lúa đầu năm của Indonesia sẽ diễn ra vào tháng 5 và tháng 6/2024, thay vì tháng 3 và tháng 4 hàng năm). Với việc tăng lượng gạo nhập khẩu thêm 1,6 triệu tấn, tổng lượng gạo hạn ngạch Chính phủ Indonesia quyết định nhập khẩu trong năm 2024 sẽ là 3,6 triệu tấn. Theo Cơ quan thống kê Indonesia, trong tháng 1/2024, nước này đã nhập khẩu 441,93 nghìn tấn gạo, tăng 82,19% so với tháng 1/2023, tương đương giá trị 279,2 triệu USD. Trong đó, lượng gạo nhập từ Thái Lan là 237,64 nghìn tấn, từ Pakistan là 129,78 nghìn tấn, Myanmar 41,61 nghìn tấn, Việt Nam là 32,34 nghìn tấn, Campuchia 2,5 nghìn tấn.
Gạo Việt Nam đã khẳng định được uy tín trên thế giới, là đối tác quan trọng, giành được sự tin tưởng của Chính phủ và người tiêu dùng Indonesia. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần theo dõi sát thông tin thị trường, tận dụng tranh thủ cơ hội xuất khẩu gạo trong những tháng đầu năm sang thị trường Indonesia.
Ngoài gạo là một trong những sản phẩm nhập khẩu chủ lực của Indonesia từ Việt Nam, với đa số dân số theo đạo Hồi, Indonesia là thị trường có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm có chứng chỉ Halal lớn nhất thế giới. Do vậy, Chứng nhận Halal luôn là yêu cầu đầu tiên của bất cứ nhà nhập khẩu, phân phối nào của Indonesia khi có sản phẩm thực phẩm, đồ uống muốn tiếp cận thị trường này. Vì thế, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần chủ động tìm hiểu và xin chứng nhận Halal của Indonesia cho sản phẩm xuất khẩu để tiếp cận và mở rộng thị trường.
Để mở rộng thị trường tại Indonesia, một trong các cách tiếp cận thị trường hiệu quả mà doanh nghiệp được khuyến cáo đó là giới thiệu sản phẩm chất lượng thông qua các Hội chợ quốc tế, uy tín với quy mô lớn được tổ chức thường niên tại đất nước “vạn đảo” này. Các hội chợ quốc tế lớn thường thu hút 40.000 đến 50.000 lượt khách thăm quan với sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp của Indonesia và các doanh nghiệp quốc tế đến từ 40 quốc gia trong và ngoài khu vực. Đây cũng là một trong những đặc thù của thị trường Indonesia. Bởi, do chủng loại sản phẩm nhập khẩu phong phú và đa dạng nên những doanh nghiệp lớn trong ngành bán lẻ Indonesia rất ít khi chịu tiếp xúc với các doanh nghiệp hoàn toàn mới. Chính vì vậy, chuyên gia khuyến cáo, cách tốt nhất để “xâm nhập” vào thị trường hơn 250 triệu dân này là thông qua nhà phân phối đã thông thuộc thủ tục và có sẵn giấy phép nhập khẩu của Indonesia.
Thêm vào đó, thị hiếu của người tiêu dùng Indonesia sẵn sàng đón nhận các sản phẩm có tính độc lập, có bản sắc riêng, tính năng tốt và mang lại giá trị cao cho người sử dụng hơn hẳn những sản phẩm cùng loại. Người tiêu dùng ở đất nước này sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn để nhận được sản phẩm tốt hơn. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam muốn gia nhập và mở rộng thị trường tại Indonesia không nên cạnh tranh về giá mà cần chú trọng hơn đến chất lượng, giá trị sản phẩm, nhất là ưu tiên sản phẩm có chứng nhận Halal.