Người Nước Ngoài Thích Gì Ở Việt Nam

Người Nước Ngoài Thích Gì Ở Việt Nam

Tôi đã từng xem nhiều chuyện là kinh khủng, như việc người ta đi tiểu ngay ngoài đường, nhưng giờ thì tôi đã quen với việc đó rồi. Chuyện đó cũng chẳng khiến tôi lo lắng nữa. Tôi nghĩ chuyện bỏ đá vào nước cũng không quan trọng và chuyện xả rác thì không phải nơi nào cũng có. Sau nhiều năm sống ở Việt Nam, tôi thấy những điều đó không phải lúc nào cũng đúng.

Bảo hiểm cho người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam

Trong quy định về điều kiện nhập cảnh để công tác và sinh sống ở Việt Nam dành cho người nước ngoài, bắt buộc người nước ngoài phải có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch dùng để điều trị COVID-19 với mệnh giá thấp nhất là 10.000USD.

Bên cạnh đó, có ba loại bảo hiểm chính mà người nước ngoài cần có khi sinh sống ở Việt Nam gồm:

Những điều cần đặc biệt lưu ý dành cho người nước ngoài khi sinh sống ở Việt Nam

Người dân sống ở Việt Nam chủ yếu sử dụng xe máy, taxi, xe buýt để di chuyển. Người nước ngoài có thể lựa chọn các phương tiện kể trên để đi lại. Nếu đến sống ở Việt Nam trong ngắn hạn, khách nước ngoài có thể sử dụng taxi hoặc thuê xe máy ở các điểm cho thuê như khách sạn, nhà nghỉ hoặc đơn vị chuyên cho thuê để thuận tiện di chuyển hơn. Giá thuê xe máy thường dao động ở mức 150.000đ đến 200.000đ cho 1 ngày thuê.

Người nước ngoài cần có giấy phép cho hầu hết hoạt động liên quan đến kinh doanh và làm việc tại Việt Nam. Nếu không có giấy phép, nghĩa là người nước ngoài đang hoạt động bất hợp pháp, sẽ bị trục xuất ngay lập tức.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người nước ngoài được phép mua tài sản hoặc nhà ở Việt Nam. Tuy nhiên không được phép mua đất đai, vì đó là tài sản thuộc sở hữu của quốc gia. Hiểu đơn giản là người nước ngoài sống ở Việt Nam có thể mua nhà, nhưng mảnh đất để xây nhà thì không. Thay vào đó, người nước ngoài có thể hưởng quyền sử dụng đất trên hình thức là thuê đất có thời hạn là 50 năm.

Theo Điều 33 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam: “Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú”.

Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 - NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội

Chi nhánh Miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng

Chi nhánh Miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Căn hộ dịch vụ cao cấp ở quận Hoàn Kiếm

Nếu khách nước ngoài muốn thuê căn hộ ở quận Hoàn Kiếm có thể tham khảo các căn hộ dịch vụ cao cấp sau:

Mức sống ở Việt Nam có phù hợp với người nước ngoài không?

Theo báo cáo của cuộc khảo sát đánh giá và xếp hạng những địa điểm tốt nhất dành cho người nước ngoài sinh sống và làm việc do Tổ chức InterNations công bố ngày 18/05/2021, lấy ý kiến từ hơn 12.000 người thuộc 59 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam nằm ở vị trí thứ 10 trong danh sách. Trong đó, Việt Nam đứng đầu về 2 chỉ số “Chi phí sinh hoạt” và “Tác động của sinh hoạt phí đối với khả năng tiết kiệm tài chính cá nhân”. Có thể thấy, sống ở Việt Nam là sự lựa chọn lý tưởng dành cho những người nước ngoài muốn tiết kiệm chi phí nhưng vẫn nhận được đầy đủ tiện ích.

Hai thành phố lớn là Hồ Chí Minh và Hà Nội được xếp vào những địa điểm có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất Việt Nam. Song, nhiều người nước ngoài lưu trú tại đây vẫn cảm nhận rằng họ thấy hài lòng và muốn tiếp tục làm việc và sinh sống ở Việt Nam. Mặc dù ở thành phố có mức sống cao hơn những khu vực khác, nhưng mang đến nhiều tiện ích, tiện nghi, cơ sở vật chất và tinh thần cho dân cư của khu vực.

Căn hộ dịch vụ cao cấp ở quận Nam Từ Liêm

Dưới đây là các căn hộ tại quận Nam Từ Liêm của Property Plus đang cho thuê dành cho khách nước ngoài có ý định đến làm việc và sinh sống ở Việt Nam có thể tham khảo.

Ngoài ra, Property Plus còn có hệ thống căn hộ dịch vụ, chung cư cao cấp phân bổ khắp 12 quận của Hà Nội, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách thuê khi đến học tập và sinh sống ở Việt Nam. Với sự am hiểu sâu rộng về văn hóa bản địa của nhiều quốc gia, Property Plus chắc chắn sẽ mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Hãy truy cập vào website https://propertyplus.com.vn/ để xem thêm thông tin của nhiều căn hộ cho thuê ở Hà Nội nhé!

Hy vọng bài viết này của Property Plus phần nào giúp khách nước ngoài có thể hiểu hơn về Việt Nam, cũng như những lưu ý cần biết trước khi quyết định đến làm việc và sinh sống ở Việt Nam. Nếu cần thêm bất kỳ thông tin tư vấn nào hoặc có nhu cầu đặt thuê căn hộ ở Hà Nội, đừng ngần ngại gọi vào số hotline của Property Plus nhé! Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng 24/7!

Hiện nay là thời điểm nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, đồng thời tình hình dịch bệnh Covid-19 cũng đã được kiểm soát, mở ra cơ hội cho người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc. Tuy nhiên không phải người lao động nước ngoài nào cũng biết được những giấy tờ cần thiết để có thể cư trú và làm việc tại Việt Nam đúng quy định pháp luật. Vậy người lao động nước ngoài ở Việt Nam cần những giấy tờ gì? Qua bài viết này Siglaw sẽ tóm lược lại các giấy tờ người lao động nước ngoài cần chú ý khi làm việc và cư trú tại Việt Nam.

Sau đây là danh sách các giấy tờ người lao động nước ngoài cần mang theo khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam:

Ngoài 20 trường hợp được miễn giấy phép lao động thì người lao động nước ngoài muốn làm việc hợp pháp tại Việt Nam bắt buộc phải có giấy phép lao động. Giấy phép lao động là giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp (cơ quan hiện tại quản lý giấy phép lao động là Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội) nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động trong các mối quan hệ lao động. Thời hạn giấy phép lao động tối đa là 2 năm.

Trường hợp người lao động không có giấy phép lao động sẽ bị phạt hành chính với số tiền dao động từ 15-25 triệu đồng và rủi ro bị trục xuất ra khỏi Việt Nam.

Ngoài ra nếu có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra giữa người lao động nước ngoài và doanh nghiệp, thì Tòa án chỉ bảo vệ người lao động khi người đó đã được cấp Giấy phép lao động bảo cơ quan có thẩm quyền. Do đó người lao động cần yêu cầu doanh nghiệp xin Giấy phép lao động để tránh rủi ro trong quá trình làm việc và đảm bảo tối đa quyền lợi của mình nếu có tranh chấp xảy ra.

Lưu ý: Sau khi được cấp giấy phép lao động thì người nước ngoài sẽ có đủ điều kiện để xin cấp thẻ tạm trú diện lao động.

Xem thêm: Giấy phép lao động là gì?

Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công An hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam. Mặt khác thẻ tạm trú có giá trị tương đương thị thực (visa) cho phép người nước ngoài sinh sống và dễ dàng xuất nhập cảnh vào Việt Nam. Thẻ tạm trú diện lao động có thời hạn tối đa 02 năm theo thời hạn của Giấy phép lao động.

Nếu người nước ngoài ở Việt Nam mà không có visa hoặc Thẻ tạm trú còn thời hạn thì sẽ bị coi là cư trú bất hợp pháp, có thể bị phạt tối đa lên đến 20.000.000 đồng và bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Lưu ý: Thẻ tạm trú không gia hạn. Thay vào đó sau khi hết hạn thẻ tạm trú thì người sử dụng lao động làm thủ tục xin cấp mới thẻ tạm trú cho người lao động.

Xem thêm: Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

Hợp đồng lao động là một văn bản quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi của người lao động nói chung, và đặc biệt là người lao động nước ngoài khi sinh sống và làm việc tại một quốc gia khác. Chính vì vậy, khi bắt đầu sang Việt Nam, người lao động cần yêu cầu người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động càng sớm càng tốt.

Lưu ý: Thời gian làm việc trên Hợp đồng sẽ phải căn cứ theo thời hạn làm việc trên Giấy phép lao động được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.

Xem thêm: Những nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động

Trong quá trình sinh sống tại Việt Nam, nếu như người lao động nước ngoài kết hôn với công dân thường trú tại Việt Nam hoặc đã có cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam thì có thể được xem xét cho thường trú. Để được xem xét thường trú, người lao động nước ngoài cần đáp ứng một số điều kiện như: phải có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam và phải tạm trú tại Việt Nam liên tục 03 năm trở lên.

Khác với giấy phép lao động và thẻ tạm trú, việc xin thường trú sẽ do chính người lao động nước ngoài làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Sau khi nộp hồ sơ hợp lệ, người lao động sẽ phải chờ một thời gian tương đối dài, từ 04 đến 06 tháng để nhận được kết quả.

Xem thêm: Quy trình cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

Sau khi được cấp thẻ tạm trú, thẻ thường trú, nếu người nước ngoài có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng mà có nhu cầu lái xe ở Việt Nam thì cần làm thủ tục đổi giấy phép lái xe tương đương.

Nếu người nước ngoài không có Giấy phép lái xe của Việt Nam mà điều khiển phương tiện lưu thông trên đường thì sẽ bị phạt với lỗi không có Giấy phép lái xe. Mức phạt dao động từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng và bị tịch thu giấy phép lái xe nước ngoài.

Do đó, người lao động nước ngoài nếu có nhu cầu điều khiển phương tiện giao thông tại Việt Nam cũng cần chú ý đến loại giấy tờ này.

Xem thêm: Thủ tục đổi giấy phép lái xe cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam

Có thể thấy người nước ngoài cần chú ý rất nhiều loại giấy tờ cần thiết để có thể sinh sống và làm việc tại Việt Nam đúng quy định pháp luật. Vì vậy, người lao động nước ngoài nên tìm hiểu kỹ các thông tin và chú ý đặc biệt về thời hạn giấy phép lao động và thẻ tạm trú để tránh bị phạt khi cơ quan chức năng kiểm tra.