Nói xin việc làm thêm ở Nhật khó thì kkông khó mà dễ cũng chẳng dễ về cơ bản bạn phải thể hiện được sự nhiệt huyết và quan tâm đối với nhà tuyển dụng. Khi phỏng vấn dù qua điện thoại hay gặp trực tiếp các bạn nên chuẩn bị giấy bút và có thời gian chuẩn bị ban đầu về nội dung của công việc bạn ứng tuyển.
#2. Cách giới thiệu khi phỏng vấn du học
Khi phỏng vấn với các trường tiếng Nhật hoặc trường senmon, bạn thường sẽ được hỏi thêm về lí do chọn Nhật Bản và nguyện vọng trong tương lai nên hãy chuẩn bị cả phần này nhé.
私はマンと申します。ベトナムのハノイから参りました。来月、19歳になります。日本の文化が好きで、日本に留学したいです。花のアレンジメントが好きなので、日本の文化の中では生け花が一番好きです。将来は日本で就職したいので、大学に入るために頑張ります。どうぞよろしくお願いします。
Watashi wa Man to moshimasu. Betonamu no Hanoi kara mairimashita. Raigetsu jukyusai ni narimasu. Nihon no bunka ga sukide, Nihon ni ryugaku shitaidesu. Hano no arenjimento ga sukinanode, Nihon no bunka no nakadewa ikebana ga ichiban sukidesu. Shorai wa Nihon de shushoku shitai node, daigaku ni hairu tame ni ganbarimasu. Dozo yoroshiku onegaishimasu.
Tôi tên là Mạnh. Tôi đến từ Hà Nội, Việt Nam. Tháng sau tôi sẽ bước sang tuổi 19. Vì yêu thích văn hóa Nhật Bản nên tôi rất muốn đi du học ở Nhật Bản. Trong nền văn hóa Nhật Bản, tôi thích nhất là nghệ thuật cắm hoa Ikebana bởi vì tôi thích hoa và thích cắm hoa. Trong tương lai tôi muốn làm việc tại Nhật nên tôi sẽ cố gắng thi vào một trường đại học. Rất mong được giúp đỡ.
#4. Giới thiệu bản thân và hỏi tên người khác
Không chỉ cần biết cách giới thiệu bản thân, bạn cũng cần học cách hỏi tên người khác, có như vậy cuộc nói chuyện giữa hai người mới có hiệu quả.
Dưới đây là đoạn hội thoại mẫu giữa An đến từ Việt Nam và Kim đến từ Hàn Quốc:
Hajimemashite. Watashi wa An desu. Anata no onamae wa?
Lần đầu gặp mặt. Tôi là An. Tên của anh là gì ạ?
Hajimemashite. Watashi wa Kimu desu. Dochira no go shusshin desuka?
Lần đầu gặp mặt. Tôi là Kim. Bạn đến từ đâu vậy?
Tôi đến từ Việt Nam. Anh Kim thì sao?
Watashi wa Kankoku karadesu. An san wa oikutsu desuka?
Tôi đến từ Hàn Quốc. An bao nhiêu tuổi vậy?
Kimu san wa ima shakaijin desuka?
Anh Kim hiện đang là nhân viên công ty ạ?
Cùng với bài viết và video bài học tại NIPPON★GO, LocoBee tin chắc rằng bạn có thể cảm thấy thích thú hơn trong giờ học tiếng Nhật của mình. Chúc bạn học tiếng Nhật hiệu quả nhé!
Top 10 chủ đề tiếng Nhật bạn nhất định phải biết khi sống và học tập ở Nhật
* Nội dung bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.
Phỏng vấn khi đi xin việc là một nỗi lo sợ của bao người nếu chưa chuẩn bị sẵn sàng tâm lý. Trong các buổi phỏng vấn có một số câu hỏi điển hình sẽ thường hay xuất hiện.
Trong bài viết này, GoEMON sẽ giới thiệu đến bạn những câu hỏi thường xuất hiện và những câu trả lời hay nhất khi phỏng vấn xin việc ở Nhật, những lưu ý để có thể vượt qua buổi phỏng vấn một cách suôn sẻ. Hãy bỏ túi ngay những câu hỏi này, chắc chắn bạn sẽ gây được ấn tượng tốt với những nhà tuyển dụng Nhật Bản.
Trước khi giới thiệu bản thân, bạn hãy nói “Hajimemashite” (はじめまして) trong lần gặp đầu tiên nhé! “Hajimemashite” có nghĩa là “Rất vui khi được gặp bạn”
Ở phần giới thiệu bản thân, việc tạo ấn tượng tốt với người phỏng vấn là rất quan trọng. Làm sao cho nhà tuyển dụng thấy được sự nổi bật của bạn so với các ứng viên khác. Bạn sẽ có từ 30 giây đến 1 phút để thực hiện phần này.
Nếu như bạn nhận được câu hỏi như trên thì điều mà nhà tuyển dụng cần biết nhất là ngày nào bạn có thể đi làm được và làm được bao nhiêu buổi một tuần. Chính vì vậy, hãy kiểm tra lịch học thật kỹ để tránh việc bị trùng ảnh hưởng đến công việc nhé.
Hãy cho nhà tuyển dụng biết thời gian cụ thể mà bạn có thể bắt đầu công việc của mình nhé. Để nhà tuyển dụng có thể nắm được thời gian làm việc của mình và sắp xếp ca làm việc phù hợp với bạn.
Mục đích câu hỏi là để nhà tuyển dụng kiểm tra xem mức độ nghiêm túc của bạn khi chọn lựa công việc này đến đâu. Có thật sự mong muốn làm trong ngành này hay không.
Để trả lời tốt phần này, bạn cần xem lại những nội dung mình đã viết trong CV (nếu có) và chuẩn bị thật kỹ về các thông tin của công ty sao cho có thể giải thích các câu hỏi đó một cách chi tiết. Hãy kết nối với những trải nghiệm mà bạn từng trải qua.
Bạn có thể trả lời thêm là một phần vì muốn trang trải sinh hoạt phí, học phí, và muốn có cơ hội nói tiếng Nhật nhiều hơn.
4. Bạn đã từng làm công việc gì trước đây?
Mục đích của câu hỏi này là nhà tuyển dụng xem bạn đã có những kinh nghiệm gì, những kỹ năng mà bạn đã học được qua các công việc trước đây. Những công việc đó có phải là thế mạnh của bạn trong vị trí đang tuyển dụng của công ty hay không.
Trong CV giới thiệu của bạn đã có ghi rõ là công việc bạn từng làm trước đây là gì. Chính bởi vậy bạn chỉ cần nói chính xác các công việc như đã ghi trong CV ứng tuyển là được.
5. Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?
Bạn có thể bỏ qua câu này nếu như bạn chưa từng làm các công ty khác trước đây.
Đây là một câu hỏi khá nhạy cảm nên tốt nhất bạn không nên nói trả lời là nghỉ việc do lương thấp, nghỉ việc do sếp khó tính, nghỉ việc do chế độ không tốt....còn nhiều lý do khác nữa.
Câu trả lời hợp lý nhất các bạn có thể nói là "Vì tôi muốn rèn luyện bản thân và thử sức trong môi trường làm việc mới".
6. Dự định tương lai với công ty
Đây là những câu hỏi để nhà tuyển dụng xem bạn nghĩ như thế nào về tương lai của mình.
Thời điểm hiện tại, cả năng lực và vị trí của bạn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của công ty nhưng cũng có khả năng trong vài năm nữa tình hình công ty sẽ không còn phù hợp với nguyện vọng của bạn nữa. Trong trường hợp đó, công ty buộc phải đào tạo nhân viên mới từ đầu mặc dù đã mất khá nhiều thời gian để đào tạo bạn.
Vì vậy, nhà tuyển dụng cần muốn biết về dự định tương lai của bạn có phù hợp với định hướng lâu dài của công ty không.
Đây là nhóm câu hỏi giúp nhà tuyển dụng thấy rõ nhất về kỹ năng và thái độ làm việc của ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ đặt được những câu hỏi tình huống, khiến ứng viên bộc lộ những điểm nhà tuyển dụng mong muốn
Các tình huống thường được đưa ra trong buổi phỏng vấn:
Thông thường, người phỏng vấn bạn sẽ đưa ra các câu hỏi như này, người tuyển dụng muốn xác nhận lại xem bạn có muốn làm việc lâu dài với công ty hay không, có đang làm việc ở nơi nào khác nữa không. Vì một số nơi sẽ không tuyển dụng bạn nếu bạn đã được thuê ở nơi khác.
9. Câu hỏi kết thúc buổi phỏng vấn
Đây là câu hỏi thường có ở cuối mỗi buổi phỏng vấn. Các xí nghiệp, nghiệp đoàn Nhật Bản thường hỏi các thực tập sinh câu này để biết được các ứng viên có hứng thú đối với công ty của mình hay không
Đừng trả lời là “Tôi không còn câu hỏi gì khác”, điều này có thể mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Thay vào đó hãy đưa ra những câu hỏi hỏi đơn giản liên quan đến công việc hoặc những điều bạn vẫn còn thắc mắc. Bạn có thể hỏi về những triết lý công ty, môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp của công ty,...
Việc đặt ra các câu hỏi có thể cho thấy bạn đang cố gắng mường tượng về hình ảnh mình làm việc tại công ty, có thể tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng dựa trên nội dung câu hỏi
Trên đây là danh sách các câu hỏi thường có trong phỏng vấn.
Lần đầu tiên đi phỏng vấn xin việc làm thêm ở Nhật có thể bạn sẽ rất lo lắng và không thể trả lời một cách trôi chảy, hoặc trình độ tiếng Nhật của bạn chưa đủ tốt. Vì vậy, hãy chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo, chú ý đến tác phong, trả lời to, rõ ràng, tạo điểm cộng với nhà tuyển dụng rằng bạn là người nhanh nhẹn, kỹ càng. Chúc bạn thành công!
Trong bài viết tới, GoEMON sẽ giới thiệu về các kinh nghiệm của anh chị, những Tips cần bỏ túi để vượt qua buổi phỏng vấn. Hãy theo dõi GoEMON để cập nhật những bài viết hữu ích nhé.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, comment bên dưới GoEMON sẽ giải đáp giúp bạn!