Tài Sản Trương Mỹ Lan Bao Nhiêu Usd

Tài Sản Trương Mỹ Lan Bao Nhiêu Usd

Quá trình xét xử đại án Vạn Thịnh Phát không chỉ dần làm sáng tỏ bản chất vụ án, hành vi, thủ đoạn của các bị cáo, mà còn lộ diện khối tài sản "kếch xù" của bà Trương Mỹ Lan.

Xử lý khối tài sản khổng lồ bị kê biên

Cũng trong ngày tuyên án, tòa tuyên giao cho SCB tiếp tục quản lý, xử lý đối với 1.122 mã tài sản đang được thế chấp. Quá trình xử lý các tài sản để thu hồi nợ, nếu dư thì phối hợp với Cục Cảnh sát Kinh tế (C03, Bộ Công an) để xác định tài sản nào thuộc sở hữu của Trương Mỹ Lan thì dùng đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn khác của bị cáo trong vụ án.

Toà cũng tuyên tịch thu số tiền 4,8 triệu USD mà Đỗ Thị Nhàn đã nộp, đồng thời buộc bị cáo phải nộp thêm số tiền tương đương 400.000 USD để sung ngân sách. Ngoài ra, hĐXX cũng buộc bị cáo Nhàn nộp phạt hình phạt bổ sung là 100 triệu đồng.

Thông tin trên VnExpress cho hay, đối với số tiền mà các bị cáo đã tự nguyện nộp khắc phục hậu quả, HĐXX tuyên chuyển cho SCB. Ngoài ra, toà buộc các bị cáo được bà Lan cho, thưởng phải nộp lại số tiền, đồ vật, cổ phiếu... để đảm bảo nghĩa vụ của bà Lan. Tiếp tục kê biên, tạm giữ các bất động sản, cổ phần, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm, các tài sản khác của các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đứng tên sở hữu, hoặc giao cho các cá nhân đứng tên hộ, những người liên quan khác, để đảm bảo thi hành án...

Bản án cũng xác định, với các tài sản, khoản tiền để khắc phục, đảm bảo nghĩa vụ cho bị cáo Lan trong toàn bộ vụ án (bao gồm vụ án này và các vụ án của giai đoạn hai) sẽ ưu tiên thi hành án cho các bị hại liên quan đến hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc phát hành trái phiếu (khoảng hơn 30.000 người dân).

Căn biệt thự cổ ở Võ Văn Tần bị tiếp tục kê biên - Ảnh: Tiền Phong

Theo HĐXX, đối với tòa nhà ở 75 Nguyễn Huệ mà Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cho SCB thuê, Hội đồng xét xử xác định đây là tài sản của Trương Mỹ Lan, nên tuyên tiếp tục kê biên nhằm đảm bảo nghĩa vụ thi hành án.

Với căn biệt thự cổ có giá 700 tỉ đồng ở 110-112 Võ Văn Tần mà Trương Mỹ Lan xin trả lại cho gia đình, HĐXX cho rằng, hiện chưa thu giữ được sổ đỏ, con gái bà Lan là Chu Duyệt Phấn xin hủy kê biên. Tòa xét cổ đông công ty sở hữu tòa nhà này thực chất là con cháu của Trương Mỹ Lan nên là tài sản của bà Lan.

Do đó, Hội đồng xét xử tuyên tiếp tục kê biên để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo. Tài sản này UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ cho trùng tu, không được thay đổi hiện trạng.

Bên cạnh đó, Công ty cổ phần TH Hạ Long và Công ty Âu Lạc đã nhận từ Trương Mỹ Lan hơn 6.090 tỉ đồng để chuyển nhượng 18 triệu cổ phần là tiền từ SCB, phải thu hồi về cho SCB, nên buộc 2 công ty này nộp lại 6.090 tỉ đồng.

Ngoài ra, HĐXX không chấp nhận đề nghị của Trương Mỹ Lan mong muốn chuyển 1.350 tỉ đồng do Nguyễn Cao Trí và một người khác chuyển trả sang cho bị cáo Trương Huệ Vân để khắc phục thiệt hại. Theo tòa, bị cáo Lan có nghĩa vụ bồi thường rất lớn, tài sản của bị cáo cũng chưa đủ để khắc phục.

Với tài sản kê biên của bị cáo Trương Huệ Vân (cháu gái Trương Mỹ Lan), tòa nhận định bị cáo được bị cáo Lan nuôi nấng từ nhỏ, bản chất tài sản là của Chủ tịch Vạn Thịnh Phát nên tuyên tiếp tục kê biên đảm bảo nghĩa vụ thi hành án.

Đối với tài sản phong tỏa, kê biên có liên quan vụ án, Hội đồng xét xử tuyên tiếp tục phong tỏa, kê biên; đồng thời, gỡ phong tỏa, kê biên với các tài sản không liên quan tới vụ án.

"Núi" tài sản giá trị thực bao nhiêu?

Ngoài ra, bị cáo Trương Mỹ Lan còn có rất nhiều tài sản có giá trị rất lớn khác, bị cáo đồng ý dùng để khắc phục cho vụ án. Trong đó có 440 mã tài sản đảm bảo tại SCB không được Công ty Hoàng Quân định giá, và 658 mã tài sản không bảo đảm cho bất kỳ nghĩa vụ nào tại SCB đang bị cơ quan điều tra kê biên…

Đối với 440 mã tài sản đảm bảo cho các khoản vay tại SCB, theo bị cáo Lan là có giá trị ít nhất 100.000 tỉ đồng, nhưng không được Công ty Hoàng Quân định giá, nên bị SCB quy giá trị bằng 0.

Trên thực tế, trong số 440 mã này, có những tài sản giá trị rất lớn như quyền sử dụng đất tại: tòa nhà 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng (Q.1); nhà đất 152 Trần Phú (tổng diện tích xây dựng hơn 300.000 m2); 196 - 202 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (dự án Grand Central)… Đây là những tài sản nằm tại trung tâm Q.1 và Q.3, TP.HCM.

Cũng theo bị cáo Lan, tổng giá trị của 440 mã tài sản không định giá được, theo trên sổ sách ước tính khoảng hơn 628.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, khi trả lời câu hỏi của Viện kiểm sát về giá trị thực của tài sản này, thì bị cáo Lan khai: "Theo kinh nghiệm bị cáo thì trên 100.000 tỉ đồng".

Dự án Sai Gon One Tower cũng bị kê biên để phục vụ cho nghĩa vụ bồi thường của bị cáo Trương Mỹ Lan

Vụ án có 31 mã tài sản không thế chấp tại SCB, đang bị kê biên, chỉ tính 4/31 mã tài sản đã có khoảng hơn 12.000 tỉ đồng. Trong đó có căn hộ tại tầng 1 và tầng 2 tại 78 Nguyễn Huệ (Q.1); nhà đất tại 24 Lê Lợi (Q.1); nhà đất tại 21 Trần Cao Vân (Q.1)…

Đối với 658 mã tài sản không bảo đảm cho bất kỳ khoản vay nào, đang bị cơ quan điều tra kê biên, bị cáo cho rằng là của gia tộc mình. Trong số 658 mã tài sản, có 2 dự án lớn là dự án cảng Sài Gòn và dự án Amigo (tứ giác Nguyễn Huệ). Theo bị cáo, nếu dự án được phát triển đúng thời điểm và kịp thời thì sẽ mang về không dưới 200.000 tỉ đồng.

Trong số mã tài sản đã được Công ty Hoàng Quân định giá, có dự án Mũi Đèn Đỏ bị công ty này định giá chỉ có 18.000 tỉ đồng, trong khi đó một công ty khác định giá khoảng 150.000 tỉ đồng.

Còn dự án 6A khu Trung Sơn (H.Bình Chánh, TP.HCM) có diện tích 26 ha, đã nộp tiền sử dụng đất từ khoảng hơn 10 năm về trước, nhưng pháp lý bất cập nhiều năm qua, đang bị SCB giữ. Bị cáo Lan cho rằng dự án này rất đẹp, theo như định giá của Công ty Hoàng Quân thì chỉ được khoảng 16.000 tỉ đồng. Thế nhưng, trước khi bị cáo bị bắt, nhà đầu tư trả mức giá 40.000 tỉ đồng.

"Bị cáo đã cho SCB mượn dự án 6A, mà SCB cứ giữ thì lấy gì bị cáo khắc phục. Tài sản nào ra tài sản đó", bị cáo Lan nói.

Tòa nhà tại 19 Nguyễn Huệ Q.1 (TP.HCM) là một trong những tài sản có giá trị rất lớn đang bị kê biên

Trả lời câu hỏi của tòa về việc đang giữ dự án 6A, đại diện SCB khẳng định: "Hiện dự án 6A không còn đảm bảo khoản vay nào. Nếu bị cáo Lan đồng ý giao để SCB hoặc cơ quan thi hành án để khắc phục hậu quả thì SCB đồng ý yêu cầu này", đại diện SCB trả lời.

Hồi tháng 10 vừa qua, UBND TP.HCM đã có quyết định về bảng giá đất mới, theo đó giá đất tăng lên nhiều lần. Do đó, luật sư của bị cáo Lan cho rằng nếu áp theo bảng giá đất mới, đương nhiên giá trị tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất của bị cáo Lan cũng sẽ thay đổi theo chiều hướng tăng lên.

Ngoài ra, bị cáo Lan cũng cho rằng bị cáo có khoảng 2.000 đơn của người dân xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, bị cáo từng tích cực làm công tác xã hội.

Cận cảnh loạt tài sản 'khủng' bà Trương Mỹ Lan muốn xin lại

TPO - Loạt nhà đất ở trung tâm TPHCM là khối tài sản "khủng" mà bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Vạn Thịnh Phát) muốn xin tòa giải tỏa kê biên.

Tòa nhà Sherwood 127 Pastuer, bà Lan "xin lại" vì tài sản này xây từ năm 2000 - trước khi bà vào SCB.

Tòa Sherwood Residence tọa lạc tại số 127 Pasteur, phường 6, quận 3, TPHCM là tòa nhà 21 tầng với 240 căn hộ, quy mô 40.000m2 do Tập đoàn Vạn Thịnh Phát làm chủ đầu tư. Dự án khởi công năm 2005 và chính thức đi vào hoạt động năm 2007.

Trước khi bị bắt, bà Lan và chồng được cho là sinh sống tại căn hộ penthouse của cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, thuộc sở hữu của Công ty Vạn Thịnh Phát.

Căn biệt thự cổ tại số 110-112 Võ Văn Tần, quận 3, TPHCM, với diện tích gần 3.000m², là một trong những tài sản mà bà Trương Mỹ Lan mong muốn xin lại. Theo bà Lan, đây là tài sản riêng của gia đình do mẹ bà mua cho con gái bà là Chu Duyệt Phấn.

Biệt thự được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp cổ. Theo bà Lan, đây là tài sản riêng của gia đình, có giá trị lớn về văn hóa và di sản, cần được bảo tồn.

Hiện tại, xung quanh biệt thự cổ được quây tôn, cổng chính ra vào cũng được đóng kín.

Đối với tòa nhà 19-25 Nguyễn Huệ (quận 1) đang cho SCB thuê làm trụ sở, bà Lan trình bày khu đất này vốn là kho gạo của ông cố nội, nên mẹ bà đã mua lại để làm kỷ niệm cho cháu ngoại.

Trình bày với tòa, bà Trương Mỹ Lan còn mong muốn giữ lại một số tài sản nhà đất ở trung tâm TPHCM. Trong ảnh là căn nhà đất số 24 Lê Lợi (quận 1) được bà Lan xin giữ lại với lý do đây là tài sản mẹ bà cho riêng Trương Huệ Vân (cháu bà Lan) không liên quan vụ án.

Bà chủ Vạn Thịnh Phát cũng xin lại căn nhà số 78 Nguyễn Huệ (quận 1) vì đây là tài sản mua cho con gái và xin lại một du thuyền, 2 tàu, 19 ô tô đang bị kê biên trong quá trình điều tra vụ án.

Ngày 11/4, TAND TP.HCM đã tuyên án bà Trương Mỹ Lan 68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và 84 đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các tổ chức có liên quan.

Theo đó, HĐXX tuyên tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan về tội tham ô tài sản; 20 năm tù về tội đưa hối lộ và 20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng hợp hình phạt mà bị cáo Lan phải chịu là án tử hình.

Bên cạnh đó, tòa buộc Trương Mỹ Lan phải bồi hoàn cho SCB dư nợ của 1.243 khoản vay còn lại tính đến giữa tháng 10/2022, tương đương số tiền hơn 673.800 tỉ đồng. Ngoài ra, bị cáo phải chịu hơn 673 tỉ đồng án phí dân sự sơ thẩm.

Ngoài bị cáo Lan, toà tuyên 3 án chung thân về tội Tham ô tài sản cho các bị cáo Bùi Anh Dũng (nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB), Võ Tấn Hoàng Văn (nguyên tổng giám đốc Ngân hàng SCB) và Đinh Văn Thành (nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB). Trong đó bị cáo Thành đang bị truy nã, bị xét xử vắng mặt.

HĐXX tuyên phạt bị cáo Đặng Thị Nhàn (Cựu Cục trưởng Cục II Ngân hàng Nhà nước) mức án tù chung thân về tội "Nhận hối lộ".

Bà Trương Mỹ Lan trong ngày tuyên án - Ảnh: VTV

Thông tin trên Thanh Niên cho hay, trong quá trình giải quyết vụ án, HĐXX thu thập sổ tay ghi chép của các trợ lý bị cáo Trương Mỹ Lan, cho thấy số tiền 108.000 tỉ đồng và 14,7 triệu USD chở về tòa nhà Vạn Thịnh Phát không chỉ từ SCB mà còn nguồn gốc trái phiếu. Do đó, HĐXX đề nghị Bộ Công an, Viện KSND tối cao trong quá trình điều tra mở rộng vụ án, tiếp tục làm rõ sai phạm quanh số tiền này (nếu có), để làm căn cứ giải quyết trong giai đoạn 2.

Ngoài ra, theo tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan lấy tiền từ SCB đầu tư, chuyển nhượng nhiều dự án đang bị kê biên, không có hồ sơ pháp lý rõ ràng. Do đó, HĐXX cũng kiến nghị cơ quan điều tra tiếp tục xác minh làm rõ số bất động sản, dự án liên quan bị cáo Lan chưa được giải quyết trong vụ án để xác định đúng bản chất, xử lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo việc kê biên khắc phục hậu quả.