Tên Các Công Ty Nổi Tiếng Ở Việt Nam

Tên Các Công Ty Nổi Tiếng Ở Việt Nam

Việt Nam chúng ta có rất nhiều địa danh nổi tiếng kéo dài từ Bắc đến Nam. Sau đây, chúng ta hãy cùng điểm qua tên các địa danh nổi tiếng của Việt Nam trong tiếng Anh ở bài viết dưới đây nhé.

Tên gọi các địa danh nổi tiếng của Việt Nam bằng tiếng Anh

Hồ gươm, Chợ Đồng Xuân, nhà thờ lớn… trong tiếng Anh có tên gọi là gì. Biết tên của các địa danh nổi tiếng ở Việt Nam cũng là cơ hội tốt để bạn giới thiệu văn hóa và di sản của nước mình đến với bạn bè quốc tế. Sau đây là những tên gọi các địa danh nổi tiếng của Việt Nam bằng tiếng Anh mà các bạn có thể tham khảo.

Học tiếng Anh qua các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam

- Bat Trang pottery village: làng gốm Bát Tràng

- Cua Bac Church: nhà thờ Cửa Bắc

- Dong Xuan Market: chợ Đồng Xuân

- Fine Arts Museum: bảo tàng Mỹ Thuật

- Ha Noi Old Quarter: phố cổ Hà Nội

- Hanoi Old Citadel: thành cổ Hà Nội

- Hanoi Opera House: nhà hát lớn Hà Nội

- Imperial Citadel of Thang Long: Hoàng Thành Thăng Long

- Long Bien Bridge: cầu Long Biên

- National Museum of Vietnamese History: bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam

- One Pillar Pagoda: chùa Một Cột

- Quan Thanh Temple: đền Quán Thánh

- St. Joseph’s Cathedral: nhà thờ lớn

- Temple of Literature: Văn Miếu

- Thien Quang Lake: hồ Thiền Quang

- Tran Quoc pagoda: chùa Trấn Quốc

- Van Phuc Silk Village: làng lụa Vạn Phúc

- Vietnam museum of ethnology: bảo tàng dân tộc học

- Vietnamese women’s museum: bảo tàng phụ nữ

- Water puppet theatre: nhà hát múa rối nước

- Ba Na Hills mountain: núi Bà Nà

- Dragon Brige (Han River Brige): cầu Hàm Rồng (còn gọi là cầu Sông Hàn)

- Linh Ung Pagoda: chùa Linh Ứng

- Marble Mountain (Five Elements Mountains): Ngũ Hành Sơn

- Museum of Cham Sculpture: bảo tàng điêu khắc Chăm

- My Khe Beach: bãi biển Mỹ Khê

- My Son Sanctuary: thánh địa Mỹ Sơn

- Non Nuoc Beach: bãi biển Non Nước

- Phap Lam Pagoda: chùa Pháp Lâm

- Rooster Church: nhà thờ Con Gà

- Son Tra Peninsula: bán đảo Sơn Trà

- Sun wheel: vòng quay Mặt Trời

- Bitexco financial tower: tháp tài chính Bitexco

- Central Post Office: bưu điện Trung Tâm

- Cu Chi Tunnels: địa đạo Củ Chi

- Fine Art Museum: bảo tàng Mỹ Thuật

- National Museum of Vietnamese History: bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam

- Nguyen Hue Pedestrian Street: phố đi bộ Nguyễn Huệ

- Nha Rong Habour: bến Nhà Rồng

- Notre Dame Cathedral: nhà thờ Đức Bà

- Reunification Palace: dinh Thống Nhất

- Sai Gon Opera House: nhà hát lớn Sài Gòn

Vịnh Hạ Long tiếng Anh gọi là gì?

- Sai Gon Zoo and Botanical Garden: Thảo Cầm Viên

- Starlight Bridge: cầu Ánh Sao

- Thu Thiem Tunnel: hầm Thủ Thiêm

Tên gọi các địa danh nổi tiếng của Việt Nam bằng tiếng Anh hi vọng sẽ giúp các bạn bổ sung thêm được phần nào vốn từ vựng cho bản thân. Các bạn có thể thực hành các từ vựng vừa học bằng cách luyện tập giới thiệu với bạn bè về các địa danh này, như thế sẽ ghi nhớ từ rất tốt đó.

Các di sản thế giới ở Việt Nam

- Trang An Landscape Complex: quần thể danh thắng Tràng An

- The Complex of Hue Monuments: quần thể di tích Cố đô Huế

- Phong Nha – Ke Bang National Park: vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

- Hoi An Ancient Town: phố cổ Hội An

- Citadel of Ho Dynasty: thành nhà Hồ

Các địa điểm ở Sài Gòn trong tiếng Anh

Các bạn đã biết tên các địa danh nổi tiếng của Việt Nam trong tiếng Anh qua bài viết trên rồi đúng không? Cách học từ vựng tiếng Anh ghi nhớ tốt nhất về chủ đề này là giao tiếp và viết luận thường xuyên. Chúc các bạn học tiếng Anh hiệu quả!

Nghề gốm Nghề gốm ở Việt Nam đã có từ lâu. Ở miền Bắc thì có gốm Bát Tràng (Hà Nội), gốm Đông Triều (Quảng Ninh), gốm Phù Lãng (Bắc Ninh), gốm Thổ Hà (Bắc Giang)... Ở miền Nam có gốm Sài Gòn, gốm Bình Dương, gốm Biên Hoà (Đồng Nai)..

Ngày nay sản phẩm gốm của Việt Nam rất phong phú, từ những vật nhỏ như lọ đựng tăm, gạt tàn thuốc lá... những sản phẩm cỡ trung bình như lọ hoa, tượng phật, thiếu nữ, bộ ấm trà, cà phê, bát, đĩa, chậu cảnh đến những sản phẩm cỡ lớn như lọ độc bình, đôn voi... Những màu men gốm được ưa chuộng là men ngọc, men da lươn, men vàng nhẹ, men chảy. Hoạ tiết trên sản phẩm được gắn liền với những nét quen thuộc trong đời sống như chú bé thổi sáo ngồi trên mình trâu, cây đa cổng làng, mái chùa hồ sen, thiếu nữ gảy đàn... Hàng gốm Việt Nam đã có mặt trên nhiều thị trường quốc tế.

Cây tre, cây song và cây mây là đặc sản của xứ sở Việt Nam nhiệt đới. Ba loại cây này trở thành nguồn nguyên liệu vô tận của những người thợ thủ công làm hàng mây tre đan. Hàng mây tre đan Việt Nam đã có mặt ở Hội chợ Pari năm 1931. Đến nay, hơn 200 mặt hàng này đã đi khắp năm châu, được khách hàng ưa chuộng. Với bàn tay khéo léo của những người thợ, những thân cây tưởng như vô dụng đã trở thành những đĩa bày hoa quả, lẵng hoa, bát hoa, làn, giỏ, khay, lọ hoa, chao đèn, bộ salon tủ sách... Ưu điểm của hàng mây tre đan là: nhẹ, bền, không mọt.

Trên thế giới nhiều nước làm hàng sơn mài. Một số nước trồng được cây sơn, nhưng chỉ có cây sơn Việt Nam trồng ở đất Phú Thọ là có giá trị nhất. Nhựa cây sơn Phú Thọ tốt hơn hẳn nhựa sơn trồng ở nơi khác. Chính vì vậy, hàng sơn mài Việt Nam đã nổi tiếng đẹp lại bền.

Thế kỷ thứ 18 ở Thăng Long (Hà Nội hiện nay) đã có phường Nam Ngư chuyên làm hàng sơn. Ban đầu sơn mài chỉ có bốn màu: đen, đỏ, vàng, nâu. Dần dần do khoa học kỹ thuật phát triển, bảng màu của sơn mài ngày càng phong phú, tạo cho sản phẩm sơn mài đẹp lộng lẫy và sâu thẳm. Ngày nay các mặt hàng sơn mài như tranh treo tường, lọ hoa, hộp đồ nữ trang, hộp đựng thuốc lá, khay, bàn cờ, bình phong... đã trở thành mặt hàng không thể thiếu trên thị trường trong nước và quốc tế.

Người thợ khảm dùng những mảnh có vân ngũ sắc vỏ trai, vỏ hến, ốc biển để khảm (gắn) lên các đồ vật. Công việc của thợ khảm khá tỷ mỷ và qua nhiều công đoạn: Vẽ mẫu tranh, mài, cưa, đục mảnh, khảm (gắn) lên tranh rồi lại mài nhẵn và đánh bóng. Bức tranh khảm hiện lên trên mặt đồ vật với nhiều màu sắc lung linh. Từ chiếc hộp gỗ, cái khay, bàn cờ, mặt bàn, thành ghế, cánh tủ, bình phong, tranh treo tường... bằng gỗ đều có thể khảm trai. Việt Nam có 3.260km bờ biển, nguồn nguyên liệu của nghề khảm trai là vô tận.

Từ những khối đá cẩm thạch, người thợ chạm khắc đá đã làm ra nhiều sản phẩm có giá trị như vòng đeo tay, gạt tàn thuốc lá, tượng phật, tượng thiếu nữ, hoa lá và cây cảnh, các con vật đáng yêu như mèo, chim công...

Nghề chạm khắc đá có ở nhiều nơi nhưng nổi tiếng là ở Đà Nẵng. Dưới chân núi Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) là các làng Quan Khái, Hoà Khê, dân làng có nghề chạm khắc đá truyền thống.

Người thợ thêu Việt Nam rất khéo tay, họ biết cách hoà sắc hàng chục loại chỉ mầu cho một bức thêu.

Các loại hàng thêu rất đa dạng, mẫu thêu ngày càng phong phú: Hoa sen, hoa cúc, rồng phượng, đôi chim tùng hạc, đôi chim uyên ương, phong cảnh, chân dung... Tùy theo ý nghĩa của từng đồ dùng mà người thợ thêu chọn mẫu. Có loại mẫu thêu dành cho áo sơ mi, có loại mẫu thêu dành cho áo gối, có loại để thêu áo kimono, có loại để thêu khăn trải bàn, khăn phủ giường, tranh treo tường...

Nghề thêu ren có từ lâu đời, ở nhiều địa phương nhưng có lẽ bắt nguồn từ làng Quất Động (Hà Tây). Trong danh mục các tên phố cổ của Hà Nội có tên phố Hàng Thêu chuyên bán các đồ thêu (nay là đoạn cuối phố Hàng Trống giáp với phố Lê Thái Tổ). Ngoài ra, hiện nay hệ thống cửa hàng tranh thêu lụa XQ cũng giúp du khách hiểu thêm và cảm nhận một phần về văn hóa Việt Nam và tài năng của những người thợ thêu.

Nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ đã có ở Việt Nam từ lâu và đã đạt đến trình độ khá cao. Sau một thời gian mai một, từ đầu những năm 80, nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ lại được phát triển mạnh mẽ vừa phục vụ nhu cầu trong nước, vừa để xuất khẩu. Các mặt hàng gỗ mỹ nghệ chủ yếu là tượng gỗ, bàn ghế, tủ, sập (giường)... Các công ty gỗ mỹ nghệ trong cả nước với đội ngũ nghệ nhân và thợ lành nghề đã tạo ra nhiều sản phẩm vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị nghệ thuật. Nghề kim hoàn Từ thế kỷ thứ 2, người Việt Nam đã biết dùng vàng bạc để làm đồ trang sức. Trong nghề kim hoàn có ba nghề khác nhau nhưng liên quan mật thiết với nhau. Đó là nghề chạm: Chạm, trổ những hình vẽ, hoa văn trên mặt đồ vàng, đồ bạc. Nghề đậu: Kéo vàng, bạc (sau khi đã nấu chảy) thành sợi dài rồi uốn ghép thành những hình hoa, lá, chim muông, gắn lên các đồ trang sức. Nghề trơn: Chuyên đánh vàng, bạc thành những đồ trang sức mà không cần chạm trổ.

Các mặt hàng từ vàng, bạc rất đa dạng: Nhẫn, vòng, dây chuyền, hoa tai, bộ đồ ăn (dao, phuốc-xét, thìa) bộ ly uống rượu, khung gương, hộp phấn, lược, chân cây nến... và đã được xuất khẩu đi nhiều nước. Nghề vàng được bắt nguồn từ làng Định Công (Hà Nội) và nghề bạc bắt nguồn từ làng Đồng Xâm (Thái Bình). Hà Nội ngày nay vẫn có phố Hàng Bạc, phố này từ xa xưa chuyên chế tác và mua bán vàng bạc. Ngày nay các cửa hiệu vàng bạc có ở khắp nơi trên đất nước.

Bổ sung từ vựng tiếng Anh về sắc màu

Tổng hợp từ vựng dùng để miêu tả món ăn bằng tiếng Anh

Từ vựng tiếng Anh về các dụng cụ trang điểm