Tìm Hiểu Về Đặc Điểm Dân Số Của Việt Nam

Tìm Hiểu Về Đặc Điểm Dân Số Của Việt Nam

Tìm hiểu về ngôi trường "Đặc biệt" nhất Việt Nam!

Quảng Nam thuộc miền nào Việt Nam?

Là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, tỉnh Quảng Nam được người dân địa phương gọi với cái tên thân thuộc là Quảng Nôm. Quảng Nam mang ý nghĩa là mở rộng về phương Nam. Phía Bắc tiếp giáp với TP Đà Nẵng, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Quảng Ngãi, phía Đông tiếp giáp với biển Đông, phía Tây tiếp giáp với tỉnh Kon Tum và nước bạn Lào.

Quảng Nam được biết đến là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, địa linh nhân kiệt. Nơi đây nổi tiếng với 2 di sản văn hóa thế giới là thánh địa Mỹ Sơn và phố cổ Hội An, thu hút không chỉ người dân trong nước mà du khách nước ngoài đến đây cũng không thể không đặt chân đến những địa điểm nổi tiếng này.

Diện tích của Quảng Nam là 10.438 km² và dân số trung bình hơn 1,567 triệu người (2019), đứng thứ 6 về diện tích và đứng thứ 19 về dân số so với 63 tỉnh thành ở Việt Nam.

Quảng Nam có bao nhiêu huyện?

Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm: 2 thành phố: TP Tam Kỳ và TP Hội An, và 16 huyện bao gồm:

Quảng Nam là tỉnh đầu tiên của duyên hải Nam Trung Bộ có 2 thành phố trực thuộc tỉnh đó là thành phố Tam Kỳ và thành phố Hội An. Có đến 6/18 đơn vị hành chính cấp huyện của Quảng Nam tiếp giáp với biển Đông đó là 2 TP Tam Kỳ, Hội An và 4 huyện: Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình và Núi Thành. Đường bờ biển dài 125 km với cát trắng nắng vàng, nhiều bãi biển đẹp, thu hút lượng du khách đến du lịch và nghỉ dưỡng rất đông đảo.

Tỉnh Quảng Nam có thành phố nào?

➤ Xem thêm: Quảng Nam cách Đà Nẵng bao nhiêu km?

Mật độ dân số của tỉnh Quảng Nam là 140 người/km² so với 293 người/km² của cả nước, đứng thứ 45/63 tỉnh, thành. Quảng Nam có 4 dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời tại đây bao gồm: là người Cơ Tu, người Co, người Xê Đăn, người Gié Triêng và một số người dân tộc thiểu  số mới  di cư đến.

Người dân chủ yếu là người nông thôn chiếm 81,4% dân số. Với hơn với trên 887.000 người, chiếm 62% dân số toàn tỉnh, Quảng Nam có một nguồn lao động dồi dào. Người dân lao động nông nghiệp là chính chiếm đến 61,57%, lao động ngành công nghiệp và xây dựng là 16,48% và ngành dịch vụ chiếm 21,95%.

Quảng Nam nổi tiếng về điều gì?

Quảng Nam nổi tiếng về điều gì?

Mỗi khi nhắc đến Quảng Nam, người dân luôn tự hào bởi đây là nơi có nhiều di tích lịch sử, các địa điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng như phố Cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, khu du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh, biển Cửa Đại, Suối Tiên, biển du lịch Tam Thanh, Tam Kỳ, biển Rạng, Núi Thành, biển Hà My, Điện Bàn …tất cả đều góp phần làm nên địa danh Quảng Nam ngày một nổi tiếng hơn.

Nếu có cơ hội đến đây bạn hãy dành thời gian khám giá vùng đất này, đồng thời thưởng thức ẩm thực độc đáo với những món ăn như cơm gà Tam Kỳ, mì Quảng, cao lầu Hội An, bánh tráng, chè bắp, bánh tổ, bê thui Cầu Mồng, bánh đậu xanh, …

Như vậy bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc Quảng Nam thuộc miền nào cũng như Quảng Nam nổi tiếng với những điều gì rồi đúng không? Chúc các bạn có nhiều trải nghiệm thú vị.

Ngày 11/11/2020, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Biên phòng Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022. Luật Biên phòng Việt Nam năm 2020 là văn bản pháp lý quan trọng, đã thể chế đầy đủ quan điểm, tư tưởng của Đảng về bảo vệ Tổ quốc; về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Trang thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật giải đáp một số nội dung về biên phòng Việt Nam.

1. Xin cho biết một số thuật ngữ cần tìm hiểu trong Luật Biên phòng Việt Nam?

Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 2 Luật Biên phòng Việt Nam giải thích đối với một số từ ngữ mà hiện nay chưa được quy định tại các luật khác nhằm thống nhất nhận thức đối với các quy định của Luật, cụ thể:

- Biên phòng là tổng thể các hoạt động, biện pháp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.

- Nền biên phòng toàn dân là sức mạnh biên phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần và các nguồn lực với phương châm toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường.

- Thế trận biên phòng toàn dân là việc tổ chức, triển khai, bố trí lực lượng và các nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ biên phòng phù hợp với Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia.

- Vành đai biên giới là phần lãnh thổ từ đường biên giới quốc gia trên đất liền trở vào từ 100 m đến 1.000 m do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có biên giới quốc gia quyết định, trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Chính sách của Nhà nước về biên phòng gồm những nội dung gì?

Điều 3 Luật Biên phòng Việt Nam quy định 07 chính sách của Nhà nước về biên phòng, gồm:

- Thực hiện chính sách độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài với các nước có chung đường biên giới; mở rộng hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, an ninh, đối ngoại biên phòng và đối ngoại nhân dân.

- Giải quyết các vấn đề BGQG bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên.

- Sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

- Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng lực lượng bảo vệ BGQG toàn dân vững mạnh, rộng khắp, Nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.

- Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; ưu tiên nguồn lực đầu tư, hiện đại hóa các công trình biên giới, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đối ngoại ở KVBG.

- Huy động các nguồn lực của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong thực thi nhiệm vụ biên phòng. Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho thực hiện nhiệm vụ biên phòng trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với pháp luật quốc tế.

3. Những nguyên tắc nào cần tuân thủ khi thực thi nhiệm vụ biên phòng?

Điều 4 Luật Biên phòng Việt Nam quy định 04 nguyên tắc thực thi nhiệm vụ biên phòng, bao gồm:

- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên; tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, BGQG của các nước;

- Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước; Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, hệ thống chính trị, dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân;

- Kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh; kết hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đối ngoại ở khu vực biên giới.

4. Nhiệm vụ biên phòng gồm những nội dung gì?

Điều 5 Luật Biên phòng Việt Nam quy định 07 nhiệm vụ biên phòng theo từng nhóm nội dung về xây dựng biên giới quốc gia, khu vực biên giới; quản lý biên giới quốc gia, khu vực biên giới và bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới đảm bảo phù hợp, thống nhất với khái niệm “Biên phòng”, gồm có:

- Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch bảo vệ BGQG;

- Quản lý, bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, BGQG; xây dựng, quản lý, bảo vệ hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu, công trình khác ở KVBG;

- Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, hòa bình, an ninh, TTATXH, kinh tế, văn hóa, xã hội, tài nguyên, môi trường; bảo đảm việc thi hành pháp luật ở KVBG, cửa khẩu;

- Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở KVBG;

- Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân trong nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân; xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện biên giới, phòng thủ dân sự; phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở KVBG;

- Hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng, đối ngoại nhân dân, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài; Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống chiến tranh xâm lược, xung đột vũ trang.

5. Nhóm lực lượng nào thực thi nhiệm vụ biên phòng?

Nhiệm vụ biên phòng là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Do đó, trên cơ sở nhiệm vụ biên phòng, Điều 6 Luật Biên phòng Việt Nam xác định lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng gồm 02 nhóm lực lượng, cụ thể như sau:

- Lực lượng trực tiếp thực thi nhiệm vụ biên phòng ở khu vực biên giới, cửa khẩu là cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân ở khu vực biên giới, cửa khẩu;

- Cơ quan lãnh đạo, chỉ huy, quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân ở khu vực biên giới, cửa khẩu.

6. Trách nhiệm và chế độ, chính sách của cơ quan, tổ chức, công dân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng được quy định như thế nào?

Điều 7 Luật Biên phòng Việt Nam quy định cơ quan, tổ chức, công dân có trách nhiệm tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng thực hiện nhiệm vụ, cụ thể:

Công dân ở khu vực biên giới có trách nhiệm tham gia xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân và các phong trào bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu. Quy định này nhằm thể chế hóa quan điểm “Nhân dân khu vực biên giới là chủ thể bảo vệ biên giới quốc gia” tại Nghị quyết số 33-NQ/TW và quy định rõ trách nhiệm của công dân đối với nhiệm vụ biên phòng, làm căn cứ để quy định chế độ, chính sách cho phù hợp.

Đồng thời, Luật cũng quy định cụ thể cơ quan, tổ chức, công dân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng có thành tích thì được khen thưởng; bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương tích, tổn hại sức khỏe, tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

7. Hành vi nào về biên phòng bị nghiêm cấm?

Điều 8 Luật Biên phòng Việt Nam quy định 07 nhóm hành vi bị nghiêm cấm, gồm:

- Xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ quốc gia; phá hoại, gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu.

- Sử dụng hoặc cho sử dụng khu vực biên giới của Việt Nam để chống phá, can thiệp vào nước khác; đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ biên giới.

- Giả danh cơ quan, tổ chức, người thực thi nhiệm vụ biên phòng; chống lại, cản trở, trả thù, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thực thi nhiệm vụ biên phòng.

- Mua chuộc, hối lộ, dụ dỗ, lôi kéo hoặc ép buộc người thực thi nhiệm vụ biên phòng làm trái quy định của pháp luật.

- Lợi dụng, lạm dụng việc thực thi nhiệm vụ biên phòng để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Phân biệt đối xử về giới, chia rẽ, kỳ thị dân tộc, chủng tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa trong thực thi nhiệm vụ biên phòng.

- Sản xuất, sử dụng, mua bán, trao đổi, vận chuyển, phát tán thông tin, hình ảnh sai lệch về chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia.

8. Quy định pháp luật về nền biên phòng toàn dân gồm những nội dung gì?

Khoản 1 Điều 9 Luật Biên phòng Việt Nam xác định cụ thể 05 nội dung cơ bản xây dựng nền biên phòng toàn dân, cụ thể:

- Xây dựng, tổ chức thực hiện Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự và kế hoạch phòng thủ ở khu vực biên giới;

- Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở khu vực biên giới;

- Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần, quân sự, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ biên phòng;

- Xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới quốc gia toàn dân vững mạnh, rộng khắp; xây dựng Bộ đội Biên phòng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số thành phần tiến thẳng lên hiện đại;

- Xây dựng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu.

9. Nội dung cơ bản xây dựng thế trận biên phòng toàn dân được quy định như thế nào?

Khoản 2 Điều 9 Luật Biên phòng Việt Nam xác định cụ thể 04 nội dung cơ bản xây dựng thế trận biên phòng toàn dân, cụ thể:

- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, bố trí các cụm dân cư đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới;

- Xây dựng công trình phòng thủ liên hoàn, vững chắc; tổ chức, bố trí lực lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ biên phòng;

- Phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, lực lượng phát huy sức mạnh tổng hợp, kịp thời xử lý các tình huống ở biên giới, khu vực biên giới; Tổ chức Nhân dân tham gia thực hiện nhiệm vụ biên phòng.

10. Phạm vi phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng được xác định như thế nào?

Khoản 1 Điều 10 Luật Biên phòng Việt Nam quy định phạm vi phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng như sau:

Đối với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới do Bộ Quốc phòng chủ trì; đối với nhiệm vụ xây dựng biên giới quốc gia, khu vực biên giới do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương chủ trì trên cơ sở chức năng quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực do pháp luật quy định.

- Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh thực hiện quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu;

- Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, chính quyền địa phương cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức có liên quan thực thi nhiệm vụ biên phòng;

- Chính quyền địa phương cấp tỉnh nơi có biên giới quốc gia, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan thực thi nhiệm vụ biên phòng;

- Chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã nơi có biên giới quốc gia, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan thực thi nhiệm vụ biên phòng.

11. Nguyên tắc phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng?

Khoản 2 Điều 10 Luật Biên phòng Việt Nam quy định 04 nguyên tắc phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng như sau:

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, địa bàn hoạt động của lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng theo quy định của pháp luật; không làm cản trở hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Bảo đảm điều hành tập trung, thống nhất theo quy định của pháp luật;

- Chủ động, linh hoạt, bí mật, kịp thời, hiệu quả và gắn với trách nhiệm của người đứng đầu;

- Trên cùng một địa bàn, khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều cơ quan, tổ chức, lực lượng thì cơ quan, tổ chức, lực lượng nào phát hiện trước phải xử lý theo thẩm quyền do pháp luật quy định; trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền của mình thì xử lý ban đầu, chuyển giao hồ sơ, người, tang vật, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật cho cơ quan, tổ chức, lực lượng có thẩm quyền chủ trì giải quyết. Cơ quan, tổ chức, lực lượng tiếp nhận có trách nhiệm thông báo kết quả điều tra, xử lý cho cơ quan, tổ chức, lực lượng chuyển giao biết.

12. Việc phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng bao gồm những nội dung gì?

Khoản 3 Điều 10 Luật Biên phòng Việt Nam quy định việc phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng gồm những nội dung sau:

Chính phủ quy định chi tiết việc phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết việc phối hợp giữa BĐBP và các lực lượng khác thuộc Bộ Quốc phòng trong thực thi nhiệm vụ biên phòng. Quy định này của Luật chỉ mang tính nguyên tắc, còn việc xác định vai trò chủ trì phải căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan theo quy định của pháp luật; các nguyên tắc và nội dung phối hợp được áp dụng chung cho các lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng. Quy định như vậy để các chủ thể chủ động, linh hoạt trong việc phối hợp, thực thi nhiệm vụ biên phòng. Việc phối hợp gồm 07 nội dung cụ thể như sau:

- Trao đổi thông tin, tài liệu; đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng chính sách, pháp luật về biên phòng;

- Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các tình huống về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật; phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới, cửa khẩu;

- Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh ở khu vực biên giới;

- Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách;

- Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn cho lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng;

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở khu vực biên giới;

- Thực hiện các hoạt động phối hợp khác có liên quan.

13. Các trường hợp được hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động ở vành đai biên giới, khu vực biên giới, qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền được pháp luật quy định như thế nào?

Để bảo đảm phù hợp với Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định những nội dung có liên quan đến quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật, khoản 1 Điều 11 Luật Biên phòng Việt Nam quy định các trường hợp được hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động ở vành đai biên giới, khu vực biên giới, qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền, cụ thể như sau:

- Xảy ra tranh chấp về biên giới, lãnh thổ; xung đột vũ trang; địch xâm nhập; hoạt động khác đe dọa đến chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia;

- Xảy ra bạo loạn, khủng bố, bắt cóc con tin, truy bắt tội phạm có vũ khí;

- Ngăn chặn thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, dịch bệnh lan truyền qua biên giới;

- Khi có đề nghị hoặc thông báo của Chính phủ, chính quyền địa phương hoặc lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới của nước có chung đường biên giới về việc hạn chế hoặc tạm dừng qua lại biên giới.

14. Các hoạt động bị hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động ở vành đai biên giới, khu vực biên giới, qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền được pháp luật quy định như thế nào?

Khoản 2 Điều 11 Luật Biên phòng Việt Nam quy định các hoạt động bị hạn chế hoặc tạm dừng bao gồm:

- Trong vành đai biên giới: ra, vào vành đai biên giới, khu vực có dịch bệnh, hỏa hoạn, lũ lụt, nguy cơ thiên tai xảy ra; họp chợ, tổ chức lễ hội; sản xuất, kinh doanh, xây dựng công trình, thăm dò, khai thác tài nguyên;

- Trong khu vực biên giới: ra, vào khu vực biên giới, khu vực có dịch bệnh, hỏa hoạn, lũ lụt, nguy cơ thiên tai xảy ra; họp chợ, tổ chức lễ hội; sản xuất, kinh doanh, xây dựng công trình, thăm dò, khai thác tài nguyên;

- Qua lại biên giới tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính hoặc cửa khẩu song phương, cửa khẩu phụ, lối mở.

15. Việc quyết định hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động trong vành đai biên giới, khu vực biên giới được pháp luật quy định như thế nào?

Khoản 3 Điều 11 Luật Biên phòng Việt Nam quy định việc quyết định hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động trong vành đai biên giới, khu vực biên giới như sau:

- Đồn trưởng Đồn Biên phòng quyết định hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động trong vành đai biên giới thuộc phạm vi quản lý không quá 12 giờ và báo cáo ngay Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh; thông báo cho cơ quan ngoại vụ địa phương, chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã sở tại;

- Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh quyết định hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động trong khu vực biên giới thuộc phạm vi quản lý không quá 24 giờ và báo cáo ngay Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; thông báo cho Bộ Ngoại giao, Công an cấp tỉnh.

Trường hợp hết thời hạn 24 giờ, nếu xét thấy cần phải tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động trong khu vực biên giới, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh có trách nhiệm đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng nhưng không quá 24 giờ và thông báo cho Bộ Ngoại giao, Công an cấp tỉnh;

- Quyết định hạn chế hoặc tạm dừng theo quy định nêu trên phải thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực biên giới; thông báo cho lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới của nước có chung đường biên giới.

16. Việc quyết định hạn chế hoặc tạm dừng qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở được quy định như thế nào?

Khoản 4 Điều 11 Luật Biên phòng Việt Nam quy định việc quyết định hạn chế hoặc tạm dừng qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở được quy định như sau:

- Đồn trưởng Đồn Biên phòng quyết định hạn chế hoặc tạm dừng qua lại cửa khẩu phụ, lối mở không quá 06 giờ và báo cáo ngay Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh; thông báo cho chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã sở tại, cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực biên giới và lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới của nước có chung đường biên giới. Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh quyết định hạn chế hoặc tạm dừng qua lại cửa khẩu phụ, lối mở không quá 12 giờ và báo cáo ngay Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; thông báo cho lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới của nước có chung đường biên giới;

- Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh quyết định hạn chế hoặc tạm dừng qua lại cửa khẩu chính hoặc cửa khẩu song phương không quá 06 giờ và báo cáo ngay Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; thông báo cho chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã sở tại, cơ quan, tổ chức ở khu vực biên giới và lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới của nước có chung đường biên giới;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hạn chế hoặc tạm dừng qua lại cửa khẩu chính hoặc cửa khẩu song phương không quá 24 giờ theo đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh và báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ; thông báo cho chính quyền địa phương của nước có chung đường biên giới;

- Thủ tướng Chính phủ quyết định hạn chế hoặc tạm dừng qua lại cửa khẩu quốc tế theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho cơ quan ngoại giao của nước có chung đường biên giới

17. Đối với việc quyết định gia hạn thời gian hạn chế hoặc tạm dừng qua lại biên giới, Luật Biên phòng quy định như thế nào?

Khoản 5 Điều 11 Luật Biên phòng Việt Nam quy định: Trước khi hết thời hạn hạn chế hoặc tạm dừng qua lại biên giới, nếu xét thấy cần tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng thì việc quyết định gia hạn thời gian hạn chế hoặc tạm dừng được thực hiện như sau:

- Đồn trưởng Đồn Biên phòng quyết định gia hạn thời gian hạn chế hoặc tạm dừng qua lại cửa khẩu phụ, lối mở không quá 06 giờ;

- Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh quyết định gia hạn thời gian hạn chế hoặc tạm dừng qua lại cửa khẩu chính hoặc cửa khẩu song phương không quá 06 giờ, tại cửa khẩu phụ, lối mở không quá 12 giờ;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định gia hạn thời gian hạn chế hoặc tạm dừng qua lại cửa khẩu chính hoặc cửa khẩu song phương không quá 24 giờ;

- Việc gia hạn phải được báo cáo ngay và được sự đồng ý của cấp trên trực tiếp trước khi ra quyết định; thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực biên giới; thông báo cho cơ quan ngoại vụ địa phương, Bộ Ngoại giao theo quy định.

18. Trường hợp chấm dứt việc hạn chế hoặc tạm dừng trước thời hạn được quy định như thế nào?

Khoản 6 Điều 11 Luật Biên phòng Việt Nam quy định: Trường hợp chấm dứt việc hạn chế hoặc tạm dừng trước thời hạn thì người có thẩm quyền thông báo ngay cho cơ quan có liên quan và trên phương tiện thông tin đại chúng; thông báo cho lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới, chính quyền địa phương của nước có chung đường biên giới.

Người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 11 căn cứ tình hình thực tế để ra quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

19. Hợp tác quốc tế về biên phòng bao gồm những nội dung và hình thức gì?

Trên cơ sở các nội dung mà Luật Điều ước quốc tế đã quy định và rà soát nguyên tắc hợp tác quốc tế để tránh trùng lặp với Điều 3 Luật Biên giới quốc gia, Khoản 1, khoản 2 Điều 12 Luật Biên phòng Việt Nam xác định 06 nội dung và 04 hình thức hợp tác quốc tế về biên phòng nhằm làm rõ nội dung hợp tác quốc tế trong thiết lập, phát triển quan hệ biên giới; xây dựng, mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước có chung đường biên giới, các quốc gia và tổ chức quốc tế khác trên thế giới và khu vực; phù hợp với đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, cụ thể:

- 06 nội dung hợp tác quốc tế gồm:

+ Thiết lập, phát triển quan hệ biên giới; xây dựng, mở rộng quan hệ hữu nghị với chính quyền, nhân dân, lực lượng chức năng của nước có chung đường biên giới và các quốc gia khác; phát triển quan hệ với các tổ chức quốc tế có liên quan;

+ Ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về biên phòng; thiết lập, thực thi cơ chế hợp tác biên phòng song phương, đa phương theo quy định của pháp luật;

+ Đàm phán, giải quyết các vấn đề, vụ việc về biên giới, cửa khẩu; tuần tra biên giới; kiểm soát xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu tại cửa khẩu, qua lại biên giới theo quy định của pháp luật; phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật;

+ Đấu tranh ngăn chặn mọi hành động làm phương hại đến quan hệ biên giới giữa Việt Nam với các nước;

+ Phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn;

+ Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm về biên phòng, chuyển giao trang bị, khoa học và công nghệ để tăng cường năng lực thực thi nhiệm vụ biên phòng.

- 04 hình thức hợp tác quốc tế gồm:

+ Ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế;

+ Các hình thức hợp tác khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng quân sự chính quy của chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.  Tên gọi “Quân đội nhân dân” là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa “

Ngày truyền thống là ngày 22 tháng 12 hàng năm. Quân kỳ của Quân đội Nhân dân Việt Nam là lá quốc kỳ của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thêm dòng chữ “Quyết thắng” màu vàng ở phía trên bên trái.

Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, đội quân chủ lực đầu tiên được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, tại khu rừng Trần Hưng Đạo thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Khi mới thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chỉ có 34 cán bộ, chiến sĩ (trong đó có 3 nữ) do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung nhưng đã sớm phát huy được truyền thống chống ngoại xâm và nghệ thuật quân sự lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn của dân tộc. Ngay từ lần đầu ra quân, đội quân chính quy đầu tiên của Việt Nam đã lập nên những chiến công vang dội, giải phóng những khu vực rộng lớn làm căn cứ cho các hoạt động đấu tranh giành độc lập, mở đầu truyền thống quyết chiến quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam sau này.

Ngày 15/4/1945 Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang quyết định sát nhập  Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với lực lượng Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy, đổi tên thành Giải phóng quân, lực lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền Cách mạng tháng Tám năm 1945. Lễ hợp nhất được tổ chức ngày 15/5/1945, tại rừng Thàn Mát, xã Định Biên, huyện Định Hóa, Thái Nguyên.

Thời gian từ năm 1945 đến năm 1954 là thời kỳ phát triển vượt bậc cả về số lượng và khả năng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chỉ một thời gian ngắn, từ khi đất nước giành được độc lập đến tháng 11 năm 1945, Giải phóng quân đã phát triển từ một đội quân nhỏ trở thành Quân đội Quốc gia Việt Nam với quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành 40 chi đội. Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam. Cũng thời gian này, các đại đoàn (đơn vị tương đương sư đoàn) chủ lực quan trọng như các đại đoàn 308, 304, 312, 320, 316, 325, 351 lần lượt được thành lập, đến nay vẫn là những đơn vị chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ một đội quân chỉ vài trăm người khi tham gia Tổng khởi nghĩa, Quân đội nhân dân Việt Nam đã phát triển thành quân đội với các sư đoàn chủ lực mạnh, lập nên những chiến công lẫy lừng mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử ngày 07 tháng 05 năm 1954, đập tan mưu toan thiết lập lại chế độ thuộc địa của thực dân Pháp.

Sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký kết, đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền. Nhân dân Việt Nam đứng trước hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Nhiệm vụ của quân đội thời kỳ này là vừa xây dựng chính quy, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa vừa tham gia đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 15 tháng 02 năm 1961, Quân Giải phóng miền Nam, lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất lực lượng vũ trang tại chỗ và lực lượng tăng viện từ miền Bắc. Trước sự can thiệp trực tiếp của quân đội Mỹ, Quân đội nhân dân Việt Nam đã sát cánh cùng với nhân dân và các lực lượng vũ trang khác, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài và gian khổ, lập nên những kỳ tích mà tiêu biểu là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968, chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mỹ ở miền Bắc mà đỉnh cao là chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972; kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, thống nhất đất nước, mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước.

Quân Giải phóng miền Nam tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.

Sau chiến thắng lịch sử năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam lại cùng với nhân dân cả nước tiến hành thắng lợi các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam vừa mới kết thúc thì chế độ diệt chủng do Pônpốt cầm đầu ở Cămpuchia đã kích động hận thù dân tộc, tiến hành chiến tranh xâm lấn ở biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Chúng gây ra nhiều cuộc thảm sát man rợ với nhân dân Việt Nam sống dọc biên giới, đồng thời thực hiện chính sách diệt chủng đối với nhân dân Cămpuchia. Đứng trước yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, ngày 23 tháng 12 năm 1978 Quân đội nhân dân Việt Nam đã mở cuộc phản công chiến lược, đập tan cuộc tiến công của quân đội Pônpốt. Sau đó, đáp ứng lời kêu gọi khẩn thiết của nhân dân và Mặt trận dân tộc cứu nước Cămpuchia, Quân tình nguyện Việt Nam đã phối hợp với các lực lượng vũ trang Cămpuchia, đánh tan 21 sư đoàn quân Pônpốt, xoá bỏ chế độ diệt chủng tàn bạo.

Bước vào thời kỳ hoà bình xây dựng đất nước, các thế hệ sĩ quan, chiến sĩ quân đội vẫn kế tiếp nhau phát huy truyền thống và bản chất tốt đẹp của “Bộ đội cụ Hồ”, luôn làm đúng chức năng của một đội quân chiến đấu, một đội quân công tác, một đội quân sản xuất, xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Trong phát triển kinh tế xã hội hiện nay, quân đội nhân dân Việt Nam đóng vai trò quan trọng, luôn giữ vững mối quan hệ mật thiết với nhân dân, là một trong các lực lượng nòng cốt tham gia công tác dân vận; nhiều đơn vị quân đội đã đi đầu trong phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng sâu, vùng xa; tham gia công tác cứu hộ và giảm nhẹ thiên tai, phòng chống lụt, bão, tích cực tham gia xoá đói, giảm nghèo, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tình thần cho các tầng lớp nhân dân. Các nhà máy, xí nghiệp của quân đội đã sản xuất được các loại vũ khí, khí tài phù hợp với yêu cầu tác chiến hiện đại, đáp ứng các yêu cầu sẵn sàng chiến đấu của quân đội, nhiều đơn vị làm kinh tế của quân đội sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, trở thành các tổ chức kinh tế lớn của đất nước, đi đầu trong kết hợp kinh tế với quốc phòng, góp phần xứng đáng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh của đất nước.